Châu thiên ngịch chuyển công phu

Mục đích: Thanh lọc bản thể, khai mở hệ thống kinh mạch, gia tăng sức khoẻ, đẩy lùi bệnh tật, đưa tâm dần dần trở nên vi tế bước vào cảnh giới nhập định.
Thời gian:  Tập vào giờ tí (23h đêm - 01h sáng), công phu lâu mau tùy theo sức .
Không gian: Phòng hoàn toàn tối, không lọt một chút ánh sáng nào.
Điều thân: Ngồi bán già, chân phải để trên chân trái, bàn tay phải nắm bàn tay trái đặc trước bụng.
không được nhắm mắt, hai mắt lim dim nhìn xuống dưới, mới đầu công phu chỉ cần hơi khép mắt lại, sau khi đã nhập định thì tự nhiên sẽ lim dim, không cưỡng ép.miệng ngậm, lưỡi để tự nhiên ở hàm dưới, công pháp này không yêu cầu phải cong lưỡi vì ảnh hưởng tới nhập tĩnh
Điều tâm: Ngừng tạp niệm, không tập trung vào bất cứ điều gì, theo ánh mắt nhìn xuống khoảng đen tối trước mắt.
Điều tức: Yêu cầu phải thở được kiểu bụng ngược, hít vào thì phần bụng dưới rốn thót lại, thở ra thì phình ra, các bạn nào chưa rõ thì tìm cách sách khí công để tham khảo cho biết chính xác cách hít thở.Hiện nay các sách khí công thường đưa thêm hướng dẫn cong lưỡi và co rút hậu môn nhằm nối thượng, hạ thước kiều, công phu này không dùng tới, yêu cầu bỏ phần đó, chỉ cần chú ý tới phép hít thở ngược thôi. tập điều tức khi nào thuần thục thì hãy bắt đầu công phu Châu thiên nghịch chuyển
Châu thiên nghịc chuyển:
    Sau khi đã điều thân, điều tâm, điều tức vài ba hơi để tập co giãn bụng dưới thì bắt đầu chuyển pháp luân.
    Theo phép thở bụng kiểu ngược thì khi hít vào bụng dưới từ từ co lại, đến đây thay vì thở ra hành giả tiếp tục hít vào, hít vào.. (thời gian tối thiểu phải đạt được là 1 phút), bụng dưới vẫn tiếp tục co lại đến khi cảm thấy ngộp thở không thể hít vào tiếp tục được nữa thì từ từ thở ra bằng mũi, nhưng không cố gắng phình bụng hết sức như kiểu thở ngược mà chỉ thở ra từ từ, bụng dưới chỉ hơi phình như đang giãn ra mà thôi, không thở ra hết không khí trong phổi, đó là một hiệp
    Tiếp tục thực hiện hiệp hai, ba đến khoảng chín hiệp thì ngừng, có thể tự nhiên nhập vào đại định.có nhiều người khi thực hiện khoảng ba hiệp thì thấy tự nhiên nhập định, thì cứ để nhập định như vậy, tạm thời ngưng pháp luân, đến khi xuất định lại tiếp tục pháp luân, nếu thấy nhiều tạp niệm thì dùng thần chú ''Úm ma ni bát mê hồng" vài ba lần sẽ hết.
    công phu xong thì nằm xuống ngủ luôn, lợi dụng giấc ngủ để cho nội khí tự động vận hành.
chứng nghiệm:
    Sau khi nằm xuống có thể thấy điện giật, bên tai có gío bão nổi lên, mắt nhìn thấy những đốm sáng như sao, đó là nội khí vận hành không có gì đáng ngại, thường người mới tập luyện do kinh mạch chưa thông thoáng dễ thấy hiện tượng trên, sau một thờ gian cơ thể được thanh lọc sẽ hết.
Những lưu ý để tập tốt Châu thiên nghịch chuyển:
    - Muốn nhập định thì phải Châu Thiên Nghịch Chuyển đạt chất lượng
Vậy thế nào là đạt chất lượng? đó là:
    - Châu Thiên Nghịch Chuyển đạt 9 hiệp thì phải cảm thấy rất mệt, hết sức lực
    - Nguyên tắc của Châu Thiên Nghịch Chuyển là khi hít vào mặc dù biết không thể hít thêm vẫn cố gắng hít thêm tối đa đến khi không thể cố gắng được nữa mới thở ra, một hiệp tối thiểu đạt 1 phút.
    - Làm Châu Thiên Nghịch Chuyển đạt chất lượng, thì sau mỗi hiệp hơi thở sẽ dồn dập, phải nghỉ điều hoà hơi thở 3,5 hơi (điều hoà bằng thở thuận) rồi lại tiếp tục hiệp2, nếu có thể làm liện tục hiệp 1, 2, 3.. 9 mà không cần nghỉ là chưa đúng nguyên tắc.
    - Làm Châu Thiên Nghịch Chuyển đạt chất lượng thì sẽ tự nhiên nhập định, hơi thở tự nhiên chứ không phải thở nghịch nữa, thở nghịch chỉ dùng khi làm Châu Thiên Nghịch Chuyển thôi.
Điểm quan trọng: vì chúng ta sử dụng ''''phong'''' để khai thông kinh mạch, nên Châu Thiên Nghịch Chuyển quan trọng nhất là động tác hít vào, hít vào, hít vào nữa, không thể hít vào nữa vẫn tiếp tục hít vào, khi này chắc chắn một phần không khí sẽ bị đẩy ngược ra ngoài để có chỗ trống cho phần không khí mới tiếp tục vào, và cứ thế đẩy ra cứ thế hít vào , đây là yếu quyết chính để Châu Thiên Nghịch Chuyển thành công, khi đó các bạn có thể sẽ nhận thấy là phần bụng dưới bị nén chặt cũng có thể bị rung động nhào nắn mạnh, thấy như vậy là bạn đã hoàn thành Châu Thiên Nghịch Chuyển trọn vẹn.
THIỀN ĐỊNH
(Sau khi tập CTNC được 6 tháng thì bắt đầu tiến hành thiền định.)
    Pháp luân nghịch chuyển hay còn gọi là châu thiên nghịch chuyển là phép luyện tinh hoá khí, thiền định là phép luyện khí hoá thần, cho nên sau khi châu thiên nghịch chuyển (PLNC) thì chân khí sẽ tiến sang đốc mạch, thì bắt buộc phải thiền định để chân khí vượt ngọc chẩm nhập vào nê hoàn cung hoá thần. Đây là công pháp truy nhiếp nguyên thần về nê hoàn cung mà cổ tiên giấu kín, nay sư huynh đem ra công truyền. Người luyện thiền định này coi như đã đặt một chân vào đại đạo, cho nên khi thực hành nếu có gặp nhiều trải nghiệm huyền ảo cũng không nên lo sợ.
    Nguyên tắc của phép thiền định đạo gia là ''tâm tức tương ỷ'', đó là phép làm cho thần khí quyến luyến lẫn nhau không rời ra, nói theo thế tục thì thần khí cũng như âm dương, nam nữ, dùng chân ý làm người mai mối khiến cho thần khí giao kết thì sẽ tiến vào cảnh giới nhập định, có thể khiến cho hô hấp ngừng lại, đạo gia gọi là thai tức, phép này được chỉ rõ trong ''Lục diệu pháp môn'' của nhà Phật và ''Thái ất kim hoa tông chỉ'' của Lã Tổ, Chỉ có điều người xưa khi truyền công pháp đều muốn người ta phải phát huy ''ngộ tính'' thì mới có thể chứng nghiệm hiệu quả. Vì thế mà phép này truyền ra đời cũng ít thấy ai hiểu mà tu luyện hiệu quả. Nay tôi đặc biệt chỉ ra chỗ ''ngộ'' này cho các bạn hiểu.
    Nếu thiền với tư thế ngồi thì sau khi châu thiên nghịch chuyển, thì bước sang thiền định, về tư thế thì có thể hai tay vẫn ôm nhau như khi châu thiên nghịch chuyển, hoặc là hai tay tách ra đặt xuống hai đầu gối, tư thế nằm thì nằm ngửa hay nghiêng cũng được miễn sao cho thoải mái. Tùy theo từng người thấy phép nào hợp thì theo
    Yếu quyết: Miệng ngậm, hai mắt nhắm kín, hai tròng mắt ngước nhìn lên khoảng đen tối phía trên trán, im lìm như mèo nằm rình chuột, tuy nhiên không được quá tập trung căng thẳng, đầu óc không suy nghĩ gì cả, ngưng mọi tạp niệm. nếu thấy tạp niệm khởi lên thì dùng tâm tức tương ỷ mà thâu nhiếp, tuyệt đối không thủ ý vào bất kỳ huyệt đạo nào trên đầu. Thời gian thiền định tối thiểu là 30 phút.
    Thông thường sau khi châu thiên nghịch chuyển thì tự nhiên nhập định rồi, được một lúc sẽ thấy mức độ nhập định không sâu nữa gọi là sắp xuất định thì thực hiện pháp ''Tâm tức tương ỷ'' này, từ từ hít vào, trong lúc này tâm theo dõi quá trình hít vào, sau đó lại từ từ thở ra, tâm theo dõi quá trình thở ra, nguyên tắc là hít vào 8 phần hơi, thở ra 6 phần hơi, không được hít đầy, cũng không được thở ra cạn hơi, một lần hít vào thở ra là một hiệp, thực hiện 3 hiệp như vậy rồi ngưng, tiếp tục nhập định, ngưng mọi tạp niệm, khi đó sẽ cảm thấy trí giác ngày càng lịm đi, đến khi nào thấy sắp sửa xuất định thì lại thực hiện ''Tâm tức tương ỷ''. Làm tốt pháp này thì có thể ''siêu phàm nhập thánh'', chứng nghiệm được mọi ấn chứng được nói tới trong ''Toạ thiền chỉ quán'' của nhà Phật.
- lưu ý: khi ''Tâm tức tương ỷ'' tiến hành hô hấp bụng kiểu thuận, khi hít vào bụng căng lên, thở ra xẹp xuống.
- Giải thích:  Tại sao chỉ hô hấp 3 hiệp trong một lần ''Tâm tức tương ỷ''?
Vì chân ý như bà mai mối cho thần khí vậy, khi tâm theo dõi hơi thở chính là đang mai mối cho thần và khí, nếu chân ý cứ theo dõi liên tục mấy chục hiệp thì cũng như nam nử đến gặp nhau mà có bà mai đứng đó ngó hoài thì làm sao kết hợp được, đây là điểm mấu chốt của pháp này, vì thế nhiệm vụ của bà mai chỉ là dẩn dắt đoạn đầu rồi sau đó phải đi chổ khác thì thần khí mới phối hợp được, do đó mà mỗi lần "tâm tức tương ỷ" chỉ làm 3 hiệp thì ngừng.


====== CÁC BÀI TẬP PHỤ TRỢ CỦA CTNC ======
BÀI TẬP NỘI CÔNG
    - Bài tập này các bạn tập vào buổi sáng, có tác dụng hấp thu địa khí, làm khí huyết lưu thông, giãn gân cốt do ngồi thiền lâu, ổn định nhịp tim và huyết áp bất thường.có thể chữa được bệnh đau thần kinh toạ, hoặc những ai do luyện khí công bị đau chân thì cũng công hiệu tốt.
    - Đứng thẳng, hai chân dang rộng hơn vai, hít vào, bụng căng ra, nâng hai tay (mở chưỡng) lên ngực, bắt đầu nín thở, hai chân rùn xuống tấn mã bộ, hai chưỡng hướng xuống đất, gồng cứng hai chân và hai tay, tưởng tượng mặt đất đang nâng lên còn mình thì đang dồn toàn bộ sức lực xuống chân để ấn mặt đất xuống, tùy theo khả năng nín thở rồi bắt đầu thu thế, từ từ thở ra bằng miệng, hai chân từ từ đứng thẳng như cũ, hai tay nâng lên ngực rồi hạ xuống hai bên thân về tư thế ban đầu.
TIẾN DƯƠNG CÔNG
    - Đứng thẳng, hai chân rộng hơn hai vai, hai tay mở chưởng buông xuôi theo thân mình.
    - Bắt đầu hít sâu vào bụng, xuống trung bình tấn, hai chưởng xoay ra sau lưng, tưởng tượng hai chưởng đang hổ trợ lưng đẩy một tảng đá lớn đang tiến tới áp sát lưng, vẫn tiếp tục hít sâu vào.
    - Vẫn tưởng tượng kết hợp hít sâu vào, đến khi nào không thể chịu đựng được nữa thì từ từ đứng thẳng dậy, hai chưởng xoay ngửa theo hai bên thân đẩy thẳng lên trời, đồng thời kết hợp thở ra từ từ bằng mũi.
THOÁI ÂM CÔNG
    - Đứng thẳng, hai chân rộng hơn hai vai, hai tay mở chưởng buông xuôi theo thân mình.
    - Bắt đầu hít sâu vào bụng, xuống trung bình tấn. Hai chưởng đẩy thẳng tới trước măt. Tưởng tượng hai chưởng đang đẩy một tảng đá lớn đang từ từ tiến đến áp sát ngực. Tưởng tượng hai chưởng không thể chống đỡ nổi tảng đá vẫn đang tiến tới áp sát vào ngực, hai chưởng bị tảng đá đẩy phải co về trước ngực, vẫn tiếp tục hít sâu vào.
    - Vẫn tưởng tượng kết hợp hít sâu vào, đến khi nào không thể chịu đựng được nữa thì bất ngờ đẩy mạnh hai chưởng về trước, tưởng tượng tảng đá bị đẩy bật văng ra xa, đồng thời kết hợp thở ra thật mạnh bằng mũi. 
Thời gian: Tập hai buổi chính là sáng và chiều.
NGOẠI CHÂU THIÊN
    Hai chân đứng bằng vai , quay 2 tay từ sau ra trước khi 2 tay sau lưng thì bàn tay ngửa lên khi 2 tay qua đầu đi xuống thì úp bàn tay lại , khi qua đỉnh đầu khoảng cách 2 tay nhỏ hơn vai , không để hai tay chạm nhau , quay tốc độ vừa phải sao cho khi tay đi lên hít vào khi tay đi xuống thở ra
    Bài này luyện phần phách bao quanh thân và đồng thời cũng có tác dụng thông mạch (có tác dụng thông mạch tương tự bài phất tay Dịch cân Kinh nhưng khó tập hơn vì mau mỏi tay mỏi vai ,tuy nhiên tập tốt và chăm chỉ có thể gây tự phát động công và tay quay tự động hàng nghìn vòng không mỏi).
TÂM TỨC TƯƠNG Y
đây là một công pháp rất nhiều huyền diệu
    Từ từ hít vào, trong lúc này tâm theo dõi quá trình hít vào, sau đó lại từ từ thở ra, tâm theo dõi quá trình thở ra, nguyên tắc là hít vào 8 phần hơi, thở ra 6 phần hơi, không được hít đầy, cũng không được thở ra cạn hơi, một lần hít vào thở ra là một hiệp
    Tâm theo dõi hơi thở . thở nhịp nhàng khoảng 3 lần vào ra như vậy thì dừng để nội khí tự vận hành , thần khí tự quyến luyến nhau ,khoảng vài phút lặp lại một lần 
    Chăm tập TÂM TỨC TƯƠNG Y và nhận thấy nó rất tuyệt , nó thúc đẩy nội khí vận hành rất mạnh , thần khí quyện vào nhau , tâm trí như say , như mơ. lúc tập nên thả lỏng tâm trí , buông lơi tất cả , bám vào hơi thở thật nhẹ nhàng, không nên dùng sức mà thật nhẹ nhàng ta sẽ thấy tất cả như quyện chặt vào nhau.... rất khó tả
ĐỘNG TÁC THU CÔNG
    Mọi người tu tập CTNC khá lâu rồi mà chưa thấy sư huynh nói gì tới thu công chắc cũng có người thắc mắc, bây giờ sư huynh mới nói rõ tại sao. Trong các bài quyền thuật khí công thường khi kết thúc có động tác thu công, vậy động tác này dùng làm gì? xin trả lời động tác thu công dùng để đưa hệ thống kinh mạch trỡ lại bình thường , như vậy CTNC chưa dạy thu công chắc là có thiếu sót hay sao? không phải vậy, thực ra động tác thu công chỉ thực hiện khi nào hệ thống kinh mạch đã khai mở mà thôi, và không những thu công chỉ dùng sau khi tập mà bất kỳ lúc nào cũng có thể sử dụng vì mục đích của nó là giúp cho sư vận hành khí điều hoà bình thường, do đó nếu kinh mạch chưa khai thông thì thu công không có ý nghĩa gì cả, đối với khá nhiều bài quyền thuật khí công, sư huynh thấy chỉ là một động tác quy tắc mà thôi. Động tác thu công được thực hiện như sau: hai bàn tay chắp lại như khi lễ Phật, nhưng từng cặp ngón tay  tách rời nhau ra thoải mái chứ không khép sát nhau như khi lễ Phật.
Để hiểu tại sao phải dùng động tác thu công như trên sư huynh nhường lại cho mọi người tự tìm hiểu, sau khi kinh mạch khai thông thì sẽ tự có lời giải đáp
BÀI TẬP SỬ DỤNG CHÂN HỎA TAM MUỘI
    Bài tập sử dụng chân hỏa tam muội rất đơn giản chỉ là động tác lim dim hai mắt, thuật ngữ đạo gia gọi là 'buông rèm', có tác dụng thu hút được ánh sáng của nhật nguyệt giao quang giúp thanh lọc cơ thể. Trong loạt bài trừu thiêm sư huynh đã giảng rõ dùng hô hấp thu hút âm khí từ hệ kinh mạch ngoài vào trong và dùng nội đan tiêu diệt, tuy nhiên người không có nội đan thì dùng kỹ thuật thu hút chân hỏa tam muội này bổ khuyết. Không có gì phải ngạc nhiên tại sao các phái tu thiền Phật giáo như Thiên Thai Tông đều sử dụng kỹ thuật này, tuy nhiên có thể họ không hiểu rõ công dụng hoặc không muốn giải thích rõ ràng. Công phu này nếu sử dụng lâu năm có thể đạt tới những tầng thiền định rất cao, đồng thời có công năng tiêu trừ bệnh tật. Bài tập này có thể sử dụng trong khi thiền định, ngoài ra khi rảnh rỗi, khi muốn thư giãn, khi thấy trong người không khỏe, khi bị bệnh đều có thể áp dụng với bất cứ tư thế nào cảm thấy thoải mái.
Ghi chú: Các công phu khi đem công truyền đều đã được hạ bậc so với công phu chính thống,  nói nôm na là công phu đã thủ công hóa, có một số công phu nghe rất đơn giản như trừu thiêm là hít vào thở ra thực chất lại rất cao không thể hạ bậc để công truyền, vì thế những gì có thể đem ra truyền dạy đều có hiệu quả và những công phu không thể công khai tức là không thể hạ bậc vì không hiệu quả, sư huynh giảng rõ như vậy để mọi người khỏi lăn tăn

Bạn có thể thích những bài đăng này