Thần thất bát pháp

Thần thất bát pháp tự
Cổ tiên nói: “Đạo vốn vô vi mà pháp thì hữu vi. Như vậy đạo là thể, pháp là dụng, thể dụng đều đủ, tính mệnh song tu, tuần tự tiệm tiến, theo đó chưa từng có ai không thể nhập vào cõi huyền diệu của thánh hiền. Ta từ sau khi gặp được Khám Cốc, Tiên Lưu, biết được tính mệnh cần dùng pháp để tu, âm dương cần dùng pháp điều hòa, tạo hóa cần dùng pháp đọat ấy, tứ tượng cần dùng pháp để hợp lại, ngữ hàh cần dùng pháp để thâu tóm, hữu vi vô vi mỗi cái đều có phép tắc riêng, sai một ly đi một dặm. Đáng buồn, người tu chân trên đời không biết chính tà, đi vào bàng môn, lao đao suốt đời đến già vẫn không thành. Ta không dám chỉ biết lợi cho mình, đem hết những điều nghiệm được trong suốt cuộc đời viết thành Thần thất bát pháp (tám phép tu thần thất) để đúc kết những hiểu biết. Tuy lời tầm thường nhưng lý tinh vi, đến như vật liệu liệu lớn nhỏ, thước tấc dài ngắn, khuôn phép chừng mực,không gì không đủ. Đặc biệt cho rằng tu đạo nhằm tu luyện thần thất, thần thất hòan chỉnh thì đại đạo thành tựu, vĩnh viễn không thẫm lậu, thóat khỏi tai họa, nhập vào cảnh giói tự tại an nhiên. Nếu có người hỉeu biết, từ trong sách này tìm được sự dũng mãnh tinh tiến, hái lấy lọai dược liệu chân thật, theo pháp mà tu tạo, hòan thành thần thất, an thân lập mệnh, làm người nhàn vô sư trong vũ trụ, thì đó chính là mong ước của ta.
Tết Trung thu năm mậu ngọ, năm thứ ba niên hiêu Gia Khánh nhà Thanh, người quê mùa tự viết nơi đình Tẩy Tâm núi Thê Vân

Cương
Pháp cương là rường cột của thần thất. Rường cột là vật kiên cường bất khuất, không thiên không lệch, đoan chính ngay thẳng, không hề dao động, trách nhiệm nặng nề nhất, lớn nhất, thần thất lềch hay chính đèu do ở nó. Cho nen rường cột vững vàng kiên cố, thần thất vĩnh viễn thường tồn. Khổng tử nói: Ta chưa từng thấy người kiên cường (cương). Có người nói: Thân Trành đó. Khổng tử nói: Trành thì tham vọng (dục), sao có thể gọi là kiên cường (cương)? Cho nên dục là vật cản trở đạo, cương là gốc của việc hành đạo. Cương là mạnh mẽ, quả đóan, cứng rắn, sắc bén, lợi hại. Giỏi dùng cương thì phú quý không làm mình sa đọa, bần tiện không khiến mình thay đổi, vũ lực không khuất phục được. Cũng như thầy Mạnh vậy. Xưa thầy Mạnh giỏi dưỡng khí hạo nhiên, 40 tuổi không còn động tâm, là người có đức cương. Cũng như thầy Trọng, xưa thầy Trọng nếu có người bảo cho điều sai liền vui mừng, thấy sai liền sửa, chỉ sợ không nghe được. Sau gặp nạn ở nước Vệ, đến chết thầy vẫn giữ mũ ngay ngắn, là người có đức cương. Kế đến là thầy Quan, Nhạc Vũ Mục, Lôi Vạn Xuân, Thiết Huỳen, Phương Hiếu Nhụ, lòng trung không bao giờ thây đổi, gặp gian nan không khuất phục,không người nào không có khí cương dồi dào, dù chết hay sống thì cái chết đi chỉ là thân ảo và chính khí mãi bất tử. Người tu đạo nếu có thể xem tính mệnh là đại sự, nhìn thấu duyên trần, một nhát cắt đứt, vạn hữu giai không, thóat ly thể tục, không lưu tâm ở cái ăn cái mặc, không khấy động trong hố lửa, mặc trăm vạn tà ma chướng ngại, cứ thuận tự nhiên, sinh tử còn mất, mặc cho trời quyết, xây dựng phẩm hạnh của bậc đại trượng phu, giữ lấy ý chí của đấng anh hùng. Có được cương khí này, có thủy có chung, càng lâu càng mạnh thì tiến đi đều lợi. Xưa, Bão Phác tử nghe đạo 20 năm, trong nhà không tích lũy của cải, dù chưa thể thành đạo nhưng ý chí càng kiên cường. Thuần Dương sau khi gặp Chính Dương, trãi qua 10 lần thử thách, không chút thay đổi. Khâu Tổ khi không đẩy lui được dục vọng, ba lần tịnh thân, không diệt được ma ngủ nên ở lại Bàn Khê 6 năm. Tam Phong vì đạo quên thân, áo rách giầy thủng, càng già càng mạnh mẽ, 70 tuổi thì gặp thầy. Những vị nói trên đều đi ra từ nơi gian khổ, đến một ngày khổ tận cam lai, nhân duyên tới, đại đạo liền thành. Bởi cuowng khí không có nên tứ đại yếu ớt, tòan thân buông xuôi, sợ sệt không tiến lên, nhuệ khí tiêu tan, lục tặc làm càn, tam thi thao túng, chủ ý bất định, đầy hồ nghi, không quả quyết vừa sợ đói vừa sợ rét, lại sợ tu không thành, để lỡ hiện tại, lại sợ ma quỷ chướng ngại tấn công, khổ sở khó chịu nổi, lại lo duyên pháp không đến, hành đạo không thuận lợi.Ôi! người không có hằng tâm không thể lầm thầy thuốc thầy bói, huống hồ là đại sự về tính mệnh? Nên người tu đạo muốn tu thần thất, đầu tiên xây dựng cương khí, muốn lập cương khí đầu tiên bỏ dục vọng, dục vọng đã đi thì cương được lập nên, rường cột thần thất vững chắc, gốc rễ kiên cố, đại đạo có cơ thành. Thế nào là cương? Cắt bỏ ân tình, nhổ bật gốc trần, đó là cương; không sợ gian khó, đó là cương; chấn chỉnh tinh thần, dũng mãnh tiến lên là cương, không ngủ không ăn, gạt bỏ ngày những thị phi là cương, một lòng không hai lòng, lâu dài vẫn không đổi là cương; hòa đồng mà không bè phái, hợp quần mà không kết vè đảng là cương, không làm điều ác, dốc lòng vì mọi điều thiện là cương; không ưa thích cái người yêu thích, có thể chịu được những điều người không chịu được là cương, trong ngòai như một, công phu không cạn kiệt là cương. Lập nên tính cương như vậy sẽ một đường thẳng tiến, không đến chốn cực lạc không chịu nghỉ ngơi, còn sợ gì không thông đạt tính, không lập được mệnh?

Nhu
Pháp nhu là gỗ để xây nên thần thất. Gỗ tính của nó thuận theo kim, có thể cong có thể thẳng, có thể vuông có thể tròn, tùy đặc điểm mà dùng. Lớn thì dùng vào chỗ lớn, nhỏ thì dùng vào chỗ nhỏ, không chỗ nào không thích hợp, cưa xẻ khắc đục đều chịu được. Muốn tu thần thất, đầu tiên phải làm ra gỗ mộc, gỗ có chu tòan mới bắt đầu tu, như vậy việc ra tay sẽ thành. “Ngọc khu kinh” nói: “Phàm đạo ấy sự thành thực mà vào, lấy sự nhu mềm mà dùng.” “Tham đồng khế” nói: Yếu là hiệu nghiệm của đạo, mềm (nhu) là sự mạnh mẽ của đạo.” Cho nên mềm yếu là cái cần biết trước khi tu đạo. Phàm, người ta từ sau khi sinh ra, bẩm thụ tính của khí huyết, nhiễm sự thiên lệch của thói quen, tranh thắng đua mạnh, lấy khổ làm vui, ngầy ở trên trường danh lợi, đêm rơi vào chốn tửu sắc, tham sân si ái, tất cả đều có; hỉ nộ ái lạc, mọi kiểu đều có; lấy giả làm thật, lấy rỗng làm đầy, không biết quay đầu, giăng lưới đặt bãy, không gì không làm. Sao biết được sự phú quý của Thạch Sùng chỉ là giọt sương trên cỏ, công danh của Hàn Tín chỉ là bóng hoa trong gương, thật không bằng Phạm Lãi quay về hồ, tự rút lui, tự cho mình thấp kém, không có ta chỉ có người, không vọng tưởng mà thuần phác và chân thực. Người giỏi dùng đức nhu xem có như không, đầy như trống, có kẻ mạo phạm mà không so đo, tu cầu tước trời, khinh tước người, cầu pháp tài (vốn liếng tinh thần), tránh xa thế tài (tiền của), không tranh với đời, như Bào Sai, như Bão Phác tử, như Hứa Tinh Dương, như Hòai Nam tử, như Từ Tùng sự, như Chính Dương ông, như Trùng Dương tử. Những bậc chân chính nói trên đều là những người hiển đạt chốn quan trường, đến một lúc chợt tỉnh ngộ, liền tránh xa, tự chăm cho tính mệnh, chịu vô số khổ sở, cuối cùng thành đạo, họ đều là những người có thể dùng đức nhu. Như Tỳ Lăng Sư, ông được Hạnh Lâm truyền thụ, không còn giữ sự ghét bỏ đời màquay lại thế tục, hòa nhập với các nơi, ẩn nơi nhà Trương Hòan Như lặng lẽ tu âm thầm luyện, không để lộ ra thân phận, như vậy là đã có được đức nhu. Như Hác Thái Cổ, sau khi bị Mã Lưu chỉ trích đến ở nơi cầu Triệu Châu, người khinh không biết, nước dâng không nhận ra, vài năm thì thành đạo, là người giữ được đức nhu. Một chữ nhu có tầm quan trọng không nhỏ va có cái dụng rất lớn. NGười tu đạo nếu biết được thế sự đều là giả tạm, thân này cũng chỉ là hư không, ở nơi hố lửa lớn không để ý, ở trong giới vô sắc không lưu tâm, uốn mình cầu người, chân thành khấu đẫuin chân quyết, chắc chắn nhận đượ chân diện vốn có, tẩy sạch huyết tính trọc khí, làm cho công phu ngày càng tăng, theo đạo (thì tâm ý) ngày càng giảm, giảm ròi giảm thêm nữa, cho đến khi không màng đến tíh mệnh là được. Bởi nhu là thuận theo đạo, thuận theo thời, theo lý, dụng công một cách từ từ tuần tự, như vậy sẽ đạt thành tựu cao, đây gọi là đặt thân ở sau mà thân lại ở trước. Nếu không thể nhu thuận, ngang tàng nóng vội, ngọn lửa vô minh sẽ bùng lên, không thể tư dập tắt, tam bảo tổn thương, tòan thân sa vào cạm bãy, gỗ mộc nơi thần thất bị lửa thiêu rụi, không còn gì cả, cuối cùng quay lại lúc trắng tay, vậy có thể hòan thành đại đạo ư! Lão tử nói: Cho khí tụ lại, mềm mại như đứa trẻ sơ sinh được không? Nếu có thể mềm mại như đưa trẻ sơ sinh thì vạn duyên đều là không, biết trống giữ mái, biết trắng giữ đen, gỗ mộc chu tòan, ra công xây dựng, có thể kỳ vọng hòan thành thần thất. Nhu là thế nào? Có người đánh ta cứ im chịu, có người mắng ta cười mà đón lấy, bệnh tật không kể đến, đúng sai không quan tâm, khiêm nhường với người, rũ bỏ sự kiêu căng, cho tính khí dần thuần, luôn kiểm điểm những sai trái của bản thân, luôn chỉnh đốn dung mạo cho hiền hòa, cẩn thận ở nơi không người thấy, e dè ở chỗ không người nghe, thật thà mà làm, không mong muốn gì bên ngòai, tất cả nhân tình thế thái phó mặc ho vô tri, mọi ý niệm xấu xa quét sạch không còn dấu vết. Từng có những tiên nhân cắt bỏ đôi chân, treo trên vách cao, để thân an nhàn, ngồi mãi không động, chính là họ có ý này đây. Như vậy, dụng nhu cầu cúi đầu hành sự, không kiêu căng, không quái dị, không hoang đường, không tự thị, bão nguyên giữ nhất, hàh động cử chỉ nhẹ nhàng như con gái chưa chồng, quên vật quên hình, ý lạnh tâm nguội, ngày ngày luyện tập sẽ có tiến bộ.

Thành
Pháp thành là nền móng của thần thất. Nền móng là thứ vững chắc dày dặn, không gì không chở nổi, thần thất thành hay bại đều từ đây. Đây là yếu tố quan trọng đầu tiên khi tạo lập thần thất. Cho nên nền đã xây xong, vững chãi và bằng phẳng, vĩnh viễn không lo sụt lở. Phàm, tính người khi mới sinh vốn giống nhau, sau vì tập nhiễm mà khác nhau, thiên chân mất hết, dục vọng cá nhân liên tục nảy lên. Những thứ có bên trong là tà tư vọng tưởng, những nơi bên ngòai là hố lửa rừng gươm. Nếu có một hai người tự tiếc thương tính mệnh, cũng không biết bắt đầu từ cội gốc mà chỉ tìm kiếm nơi lá cành, gãi ngứa qua giầy, nhìn mơ để giải cơn khát, uổng khí công lực, sắp chết mới hối. Đạo không được một giây xa rời, có thể xa rời đó không phải là đạo. Đạo không thể xa rời, và quý ở chỗ thành, có thể thành thì có thể học đạo, có thể hiểu và thành được đại đạo. Không thành tâm không thuần phác, tâm không thuần phác tất sinh nghi hoặc, có nghi hoặc thì vọng niệm khởi lên, vọng niệm khởi lên thì chân không vững, từng bước đi vào chỗ giả ảo, từng cử động đều là phiền não, xa hẳn đại đạo, lắp kín chỗ hang linh. Nếu vậy mà mong sáng đạo, không phải viễn vong ư? Thành, là thuần hậu, là chuyên nhất, thật thà, không lừa dối, khong giấu diếm. Giỏi dùng đức thành, quay về thuần phác hồn hậu, bỏ thông minh, vùi trí xảo, chủ ý được yên định, luôn không có hai. Xưa Triệu chân nhân phụng mệnh thầy đi ra ngòai, gặp phụ nữ đẹp không say mê, thấy hổ không sợ hãi, cheo leo nơi vách núi hái đào, liều mình nơi vách đứng, cuối cùng cảm động được tổ thiên sư, truyền cho tâm ấn. Khâu Tổ vì bản thân có ít duyên may, nỗ lực luyện tập, không sợ đói khát, không lo sinh tử, cảm được thần nhân trong không bảo cho lời hay. Hai vị chân nhân này đều là những người có đức thành. Chữ “thành” là thứ không bao giờ rời ra được trong quá trình tu đạo, nếu có thể rời ra thì do đâu mà thành được thần tiên? Do đâu mà bảo tòan được tính mệnh? Thế nàô là thành? Không lo đến an nguy, một lòng hướng về phía trước, nói lời không giả dối, hành động không quái dị, tùy nơi mà an, tùy cảnh mà sống, đến nơi an lạc không vui, gặp úc khốn cùng không phiền, chọn điều thiện mà theo, tuân thủ theo sự chính đáng, đến chết vẫn giữ đạo, vĩnh viễn không thay đổi, có lỗi thì sửa, gặp việc hay thì làm. Dùng đức thành như vậy, bụi trần không sinh, vạn vật khó lay chuyển, nội niệm không ra, ngọai niệm không vào, tam thi mất dấu, lục tặc diệt xong, nền móng của thần thất đã nên. Từ đây tạo dựng nghiệp lớn, không gì không thuận lợi. Nên người tu đạo cần bước chân vững vàng, công phu mạnh mẽ, đổi thay lòng dạ đời thượng, chọc phá hỗn độn, lấy ra bảo trượng, nơi nơi quay về chân, việc việc quay vè chính, lấy gốc làm cốt yếu, lấy thật thà làm trước tiên, ngòai tính mệnh không còn biết gì khác ngòai đạo đức không còn hiểu gì hơn. Người ta học một lần hiểu mình phải học trăm lần, người ta học mười lần thông mình phải học nghìn lần. Nếu có thể theo cách này, dù ngu cũng trở nên sáng suốt, dù nhu nhược cũng thành mạnh mẽ, một pháp thành, há phải điều nhỏ bé!

Tín
Pháp tín là rui ngói của thần thất. Rui ngói là thứ gôm tụ nhất khí, che chắn trên dưới, bảo vệ tòan ngôi nhà. Rui ngói kín kẽ đầy đủ, ngòai thì ngăn gió độc, trong tích tụ hòa khí, thần thất có thẻ vững bền lâu dài không hư họai. Bậc chí thánh Khổng tử nói: “Từ xưa ai mà không chết, nhưng dân không tin thì ngôi vị không vững được.” Lão tử nói: “Thấp thóang mập mờ, bên trong có vật; sâu thẳm tối tăm bên trong có tinh. Cái tinh này vô cùng chân thật, trong nó có tín. Trong “Chu dịch” lời từ của quẻ Trung phu nói: Ở trong lòng có tin thực, thông cảm được cá heo tốt. Xem đây thì biết tín là gốc rễ của nhân sinh, là điều quan trọng của thần thất. Nếu không có tín, tứ tượng không hợp, ngũ hành không hài hòa, lưỡng nghi không phân riêng, tam bảo đều rơi rớt, đại nghiệp không thành. Xưa Lã tổ vừa mộng đã vào được đại đạo, đó là có tín. Đan Dương nhận ra cái chết và thóat khỏi tình đời, là có tín. Thần Quang chặt đứt cánh tay để cầu pháp, là có tín. Có được nhất tín này thì thành đạo, mất nhất tín này thì hỏng đạo. Sự được mất của tín có liên quan đến sự thành bại của đạo nên người tu đạo lấy tín làm gốc. Thế nào là tín? Trung hiếu liêm sĩ giữ trọn đến cùng, nhân nghĩa lễ trí mỗi thứ đều phù hợp, không lẫn lộn thị phi, phân rõ chính tà, sơ niệm không thay đổi, chính niệm thường tồn, đối nhân xử thế không thừa gió bẻ măng, ngày đêm làm việc không che mờ tâm tính, đối cảnh vong tình, ở nơi trần thế mà thóat khỏi trần thế, gặp bất kỳ cảnh gì cũng không thay đổi, ở trong đời mà lìa khỏi đời, nên chậm thì chậm, phải gấp thì gấp, nên sau thì sau, cần trước thì trước, nên tiến thì tiến, phải lùi thì lùi, nen bỏ thì bỏ, cần lấy thì lấy, người và ta như một, thân và tâm không là hai, cho đến mức nhất khí hỗn độn không tan, thái cực viên mãn không khuyết, hái thuốc trong sư bất động, vận hỏa hậu trong sự vô vi, trong giả cầu thật, trong thật bỏ giả, không gì không vận dụng nhất tín. Phàm tín là Trung phu (trung: bên trong; phu: tin thực), không hòai nghi, không thay đổi, nhận chân sự thật, có chủ kiến vững vàng. Đạo lớn từ trươc đến sau quy kết vào tín, tửu sắc tài khí đều dùng tín nghiệm ra, hỉ nộ ái lạc đều dùng tín chứng đến, nghe nhìn nói hành động đều dùng tín ấn chứng, phẩm hạnh cao thấp đều dùng tín phân biệt, hữu vô tà chính đều dùng tín làm rõ, ngũ hành tứ tượng đều dùng tín gôm tụ. Hiểu được điều này là thần là thánh; không hiểu được điều này là người là quỷ ma. Bậc chí thánh Khổng tử nói: “Người mà không có tín không biết anh ta có thể làm gì? Như xe lớn không có ách, xe nhỏ không có đòn, sao có thể đi được?” Tín và không tín, tính mệnh và sống chết khác nhau từ đây, cát hung hối lỗi phân ra từ đây, có thể không lo sao? Người tu hành nếu có đức tín thì thàn thất nghiêm mật, vĩnh viễn không lo thấm lọt, có thể trường sinh bất tử. Nhưng chỗ mấu chốt này, nói thì dễ, hiểu thì khó, thực hiện càng khó hơn. Tín có cái nghĩa rất xâu xa, cái lý rất diệu kỳ, không phải là “tín” trong lời nói thường ngày, mà là tín của đạo lớn, là tín của thiên bảo. Hiểu được tín này có thể thuận tay với tới thiên bảo. Những thứ khác đều là việc nhỏ. Vậy mà người học phần lớn không có lòng tín, sao vậy?

Hòa
Pháp hòa là cửa của thần thất. Cửa là thứ sáng sủa thông thóang, tuyệt đsi không cản ngại che chắn, ra vào tùy ý, đóng mở tùy thời, đề phòng bên ngòai cẩn thận bên trong. Cửa được làm xong thì thần thất thành nên. Hữu tử nói: Trong những cái dụng của lễ thì hòa là điều quý giá. “Trung Dung” nói: “Hòa là đạo lý thông đạt trong thiên hạ.” Không hòa thì không thể đúng lễ, không hòa không thể đạt đạo. Nghĩa của hòa không phân biệt lơn nhỏ, trong ngòai, không có bến bờ, không hình không sắc. Trời được nó thì bốn mùa thuận theo nhau, đất có được nó thì vạn vật sinh ra, người có nó thì tính mệnh ngưng, trở thành người đạt đạo thật sự. Phàm hòa là thống suốt, thuận lợi, vui vẻ, ung dung, từ tốn. Muốn dưng nên thần thất, không có hòa không thể. Ngày xưa Đạt Ma nhìn thấy Thần châu ở Đông thổ có hí tượng đại thừa liền vào Trung Quốc làm nên nghiệp lớn, chính là thực hiện đức hòa. Huệ Năng không nghĩ về thiện ác, còn chưa làm nên việc gì, sau ẩn trong đám thợ săn mà nên đại sự, chính là nhờ thi hành đức hòa. Đến như Hà xa ông ản trong vườn, Duyên Đốc tử ẩn trong tiệm buôn, Vương Thập Bát ẩn trong hàng ngũ tôi tớ, họ đều hòa đồng cùng trần thế, dựa vào thế gian pháp mà tu vượt ra khỏi thế gian. Nên người giỏi dùng đức hòa, không sợ đời tục, không hãi chỗ đông, không cố chấp, không thiên lệch, vuông tròn tùy thời, trong cương nogài nhu, đại trí mà như ngu muội, vô cùng khéo léo mà như vụng về, âm thầm tu luyện không ai hay biết. Nếu chỉ biết ta không biết người, hành động cố chấp, không tránh khỏi thái quá, bất cập, muốn trộm tạo hóa, hợp âm dương, từ trong vô ính hữu, trong hữu sinh vô, tạo nên thần thất, vĩnh viễn là tòa nhà vàng không hở lọt, thì khó lắm. Thế nào là hòa? Khiêm nhường với người, cung kính với người, tâm bình tính nhu, không chút nóng nảy, giận dữ không sinh, lớn mà có thể làm như nhỏ, mạnh mà có thể làm như yếu, không chấp vào tường ta hay người, không phân biệt quý tiện giàu nghèo, hòa giải tính khí chất, tiêu trừ lòng đố kỵ, lời nói việc làm ứng với nhau, động tĩnh tùy lúc, không thích việc xấu, không gì không sáng tỏ, không nói lời quái dị, khong làm việc giả tạo, chỗ của hòa rất nhiều, tóm lại chỉ nằmở chỗ linh động mà bảo tòan được thần, theo vật ứng với vật. Ta khuyên những người cùng chí hướng, nhanh chóng lật đổ ngọn núi ngăn cách ta người, lập tức mở toang hang rồng hổ, quét sạch cái tâm cao ngạo khinh mạn, trệ khí huyết tính, thiên kiến hẹp hòai, và tất cả những sự bất bình không thuận, bất trung bất chính, thay vào đố là tính tình hài hòa yên bình. Lấy tư cách ôn nhu, lặng lẽ vận hành thần minh để cầu được thuốc tiên thiên chí chân, điểm hóa cái âm hậu thiên ô trọc, tự nhiên hữu vô thành một, động tĩnh luôn tự tại, trở lại diện mạo lương tri lương năng vốn có của ta, bước lên bậc thánh nhân. Ôi! Khiêm tốn thì được lợi, tự mãn triệu tai ương, người học có thể không tự cố gắng ư!

Tĩnh
Pháp tĩnh là vách tường của thần thất. Vách tường là thứ căn bản ngay nắn, cao thấp thích hợp, không rạn không nứt, nhằm ổn định rường cột, giữ kiên cố trên dưới. Tườn vừa được dựn thì thần thất đã nên hình. Lão tử nói: “Giữ cho thật hư tĩnh, xem vạn vật sinh trưởng, ta thấy được quy luật phản phục.” Lại nói: “Người có thể luôn thanh tĩnh, trời đất đều phải quay về.” Từ đó có thể thấy rằn nười tu đạo không đến mức cực thanh cực tĩnh thì thiên tâm không quay về, thần thất không thành. Cực hư thì sẽ tĩnh, cực tĩnh thì sẽ độngg. Ở khoảng giữa động và tĩnh thiên tâm hiện ra. Thiên tâm là tâm của trời đất. Tâm của trời đất trở lại tức trời đất đã quay về. Nếu khôn đạt đến cực tĩnh thì không thể. Tĩnh là định, là tịch (im lìm), là bất động, bên trong yên ắng, không có niệm và dục. Không niệm không dục, yên tĩnh bất động, kín kẽ thanh khiết, gió độc không len vào được, bụi trần không dấy lên. Tường của thần thất kín và gỗ mộc dù lâu đời vẫn như mới, thì vĩnh viễn không bao giờ hư hỏng. Cho nên người giỏi dùng tĩnh thì gặp điều đắc ý không vui, gặp chỗ thất ý không phiền muộn, chuyên tâm bền chí, đối cảnh vong tình, không dao động, như mặt gương sáng mặt nước lặng. Linh khiếu của con người sau khi tiên thiên thất tán, bị lòng tư dục che khuất, bị tình trần quấy nhiễu, suốt ngày lao đao không lúc nào yên tĩnh. Tâm không yên tĩnh, vọng niệm dồn dập xuất hiện, những điều làm được đều là lấy khó làm vui lấy giả làm thật, thật giả lẫn lộn, thế đạo lớn sao thành? Người tu đạo muốn tu thần thất, đầu tiên cần luyện tĩnh, nếu đạt đến tĩnh, thần thất dễ thành được. Tĩnh không phải chỉ sự im lìm trơ trơ, cũng không phảii là ngồi tham thiền quên vật quên hình, mà là thường ứng thường tĩnh, thân ở trong việc mà tâm ở ngoài việc. Tĩnh thật sự thì một ý cũng không thành, một niệm cũng không khởi, lời không hư cấu, thân không vọng động, việc trước không nghĩ nữa, việc sau không tính đến, không xét đến cái tệ của người, không biết đến cái giỏi của ta, luôn luôn chăm chú vào đạo, luôn soi chiếu vào nội tâm, không lao tâm vì đói khát, không hủy đạo vì áo cơm, sinh tử thuận theo mệnh, người và ta không phân biệt. Điều không hợp lễ không nghe, không hợp lễ không nói, không hợp lễ không nhìn, không hợp lễ không làm; khó khăn không làm lòng đen tối, sáng tối không lừa dối được, vọng niệm vứt đi và chân niệm sinh ra, đạo tâm hiện thì nhân tâm diệt, đó gọi là chân tĩnh. Cái tĩnh của chân tĩnh vốn nằm ở thái cực, không bị tạo hóa dời đổi, bốn mặt của thần thất cứng rắn như thùng sắt, gió rét nóng ẩm (phong hàn thử thấp) đều không xâm nhập được, hổ sói không vào tới được. Ta khuyên người tu đạo nhanh chóng buông bỏ lòng toan tính thay đổi, nhanh chóng lấy lại diện mạo ban đầu của mình, chủ tâm vừa định liền đạt đến chỗ chí thiện, tĩnh lặng, đỏ au, làm người vô sự trên thế gian, mở rộng chính pháp nhãn tàng của đạo. Cái dụng này là vô cùng.


Pháp hư là gian phòng chính bên trong thần thất. Gian phòng chính bên trong chủ về trống rộng và thanh khiết, bụi trần đã quét sạch, vật tạp không còn lưu, là nơi để  bày châu báu, nghênh đón khách quý. “Ngộ chân” nói: “Đạo từ hư vô sinh ra nhất khí, rồi từ nhất khí sinh ra âm dương, âm dương hợp lại thành tam thể, tam thể lại sinh ra vạn vật. Nên cổ tiên nói: “Khí tiên thiên từ hư vô đến.” Riêng lấy cái hư làm đầy nền tảng, lấy cái thực làm trống sự hiệu nghiệm. Bởi đạo nhìn thì không thấy, lắng tai không nghe, nắm lấy không được, nó vốn chí vô. Chí vô thì chí hư, nhưng chí hư thì không việc gì nó không bao trùm, nên thần thường lấy sự hư trống bên trong làm cốt lõi. Hư trống bên trong thì âm dương thuận theo trật tự, tinh thần tròn đầy, nhất khí hỗn lộn, không trong ngoài trái phải, không trước sau trên dưới, và nằm trong sự thấp thoáng mập mờ. Hư là hư không, là vô là rộng, vô hình vô sắc. Đạo rất đỗi hư vô, không hình không sắc, tứ tượng ngũ hành, tam nguyên bát quái, hỗn trộn mà hợp thành một, hòa trộn thành thái cực và thần thất viên mãn. Nên người giỏi dụng hư, xem thường tất cả, độ lượng như trời đất, tâm  trong như thái hư, xem thân là gông cùm, hình hài là ung nhọt, tứ đại là phân tro, lục môn là lỗ trống, xem phú quý như phù vân, danh lợi như sương móc, thế sự như ảo mộng, tình vaf dục như kẻ thù. Nên người có chí không bị vật giả tạm mê hoặc. Phàm người ta từ sau khi sinh, tích tụ khí tạp nhiễm đầy ắp trong ngực, không vật gì không có, không việc gì không từng, vứt châu báu vốn có ra ngoài, tính không có nơi gửi gắm, mệnh không có chỗ nương nhờ, tính rối bời mệnh lung lây, ngày càng xa đạo. Không chỉ thần thất thương tổn mà ảo thân cũng tiêu ma. Cho nên cách đẻ bảo toàn thần thất chủ yếu là làm trống bên trong (hư trung). Thế nào là hư? Trừ bỏ tạp niệm, biến hóa khí chất, đào bỏ hạt giống luân hồi vạn kiếp, nìn thấu tất cả những ràng buộc của ân tình, không giữ điều giả nào cả, không chấp nhận vật bên ngoài, vạn pháp quay về không, tứ đại buông thả, không có mắt mũi tai miệng lưỡi thân ý, không cả thanh sắc hương vị xúc pháp, không sợ sệt và phiền não, không ưa ghét yêu giận, không siểm nịnh, không kiêu căng, không giả dối, không cuồng vọng, không cố chấp, không cho mình đúng, không bảo thủ, không yêu một vật nào, không thu nạp chút bụi trần, không có hữu vô, thân tâm không trói buộc. Người tu đạo nếu có thể như vậy thì gian phòng bí ẩn của thần thất sẽ mở rộng sáng sủa và yên lành, không chút cặn bả, đồng thể cùng thái hư, khí tiên thiên tự nhiên từ trong hư vô trở lại, hỗn trộn mà không tan đi, thủy hỏa không mong đạt mà tự đạt, kim mộc không mong sánh cùng mà tự sánh cùng, đại đạo sẽ thành. Ta khuyên người tu đạo, mọi chuyện đều là không, chút bụi trần không nhiễm, muốn đầy bụng phải trống tâm, muốn sinh ra cái sáng trắng phải làm trống nhà, từ nơi không chút chấp trước lưu thần dừng chân, như vậy không sợ không đến được nơi vô cùng tự đắc.

Linh
Pháp linh là chủ nhân của thần thất. Có nhà mà không có người, lâu ắt có thấm lọt, thần thất hư hỏng. Tiên sinh Vương Sung Hi nói: Nhất linh diệu hữu, pháp giới viên thông. Tử Dương chân nhân nói thế nào? XưaTử Dương được Hải Thiềm truyền thụ, chân tri lóe sáng, tùy cơ ứng biến, hòa đồng cùng trần tục, dọc ngang tự tại, không gì bó buộc, nên thành đạo khác hẳn mọi người, trở thành tổ thứ nhất của phái Nam tông. Đạo tu chân, có thể linh thì viên thông không chướng ngại, không linh thì cố chấp bám vào không. Cố chấp tất không thông suốt, không thông suốt không bỏ được thái quá và bất cập. Nếu thái quá và bất cập thì mất đi đạo trung chính, sao có thể được thuốc nơi thấp thoáng mập mờ sâu thẳm tối tăm, sao vận hỏa hậu ở trong sự tự nhiên vô vi? Vì như vậy sẽ tiến thoái không đúng lúc, nhanh chậm không hợp lẽ, già non lỡ thời, âm dương lỡ làng, bỏ đạo rất xa? Thế nào gọi là linh? Đầu tiên phải rõ rằng cái mọi người gọi là linh không phải là cái linh của người tu chân, tìm kiềm tiên thiên gọi là linh, trừ bỏ hậu thiên gọi là linh, điều hòa tính tình, ngoài tròn trong vuông gọi là linh, áo thô bọc ngộc, tâm chết thần sống gọi là linh, hổ không hai được người gọii là linh, rồng không phun được sương gọi là linh. Người tu đạo có pháp linh này, có thể động, tĩnh, có thể cương nhu, thành tín đắc trung, hòa tĩnh đắc chính, nắm được tính mệnh, thần thất có chủ, vĩnh viễn không hư hoại, đạo lớn hoàn thành. Ta khuyên các đồng đạo, hồi quang phản chiếu, gõ trúc đánh đàn,trong mười hai canh giờ, không phải che mờ bản thân, mà cần kiểm điểm về hiện đại, hăng hái tự tỉnh ngộ như động trống gọi vào liền ứng ra, như chuông vàng đánh vafo liefn ngân lên, như kính báu chiếu vào liền thấy ngay, tịch nhiên bất động, cảm đến liền thông, thần kỳ mà sáng suốt, những điều đó đều có trong người. Pháp này không hỏa hậu, không thuốc thang cân lạng, không thứ lớp, cứ luyện mãi thì công phu đầy đủ, tính mệnh vẹn toàn, có thể quyết được nơi lý. Tuy nhiên, chân linh há dễ biết đâu! Cũng đâu dễ luyện! Không dễ biết vì không thể lấy hữu tâm để cầu, không thể dùng vô tâm mà được. Lấy hữu tâm cầu nó thì chấp vào hữu, lấy vô tâm cầu nó thì chấp vào vô. Không dễ luyện, vì không thể cố gắng luyện, không thuận việc mà làm. Cố gắng luyện thì chân không chân, thuận theo việc thì linhh không linh. Đó là bởi hữu vô không câu chấp, thuận nghịch đều dùng, cơ sống động thần viên mãn, như vậy thì có được pháp linh. Chỉ sợ người không nhận ra được, bỏ chính lấy tà, trong rơi vào hai bậc giữa và dưới thì cũng chấp vào tướng, không những vô ích mà còn có hại. Có thể không đáng buồn ư!

Bạn có thể thích những bài đăng này