Đại Tông Sư

A. Tri thiên chi sở vi, tri nhơn chi sở vi giả, chí hĩ. Tri thiên chi sở vi giả, thiênnhi sinh dã. Tri nhơn chi sở vi giả, dĩ kỳ tri chi sở tri, dĩ dưỡng kỳ tri
2

chi sở bất tri, chung kỳ thiên niên nhi bất trung Đạo yểu giả , thị tri chi

thịnh dã. Tuy nhiên, hữu hoạn, phù tri hữu sở đãi nhi hậu đương. Kỳ sở đãi giả, đặc vị định dã.
Dung cự tri ngô sở vị thiên chi phi nhơn hồ. Sở vị nhơn chi phi thiên hồ. Thả hữu chân nhơn nhi hậu hữu chân tri.

CHÚ
1. Thiên:tứclàthiênnhiên,làtựnhiên自然.BảncủaThôiTuyển, chữ thiên 天 đây lại viết là 失 (thất). Vô nghĩa! “Thiên nhi sinh dã” 天 而 生 也: tức là thuận theo thiên nhiên (hay tự nhiên) mà sống.

2. Cái mà ta thọ lãnh của Tạo hóa lúc sanh ra, cái đó gọi làThiên . Cái vai trò của người là tìm mà hiểu cái mà mình không biết căn cứ nơi cái mà mình đã biết, tìm cách để mà dưỡng nuôi cái sống của mình cho đến ngày cùng tận mà Tạo hóa đã an bài, không để phải chết giữa chừng, như trái rụng trước ngày nó chín muồi. Căn cứ vào đâu để phân biệt đâu là hành động của Trời, đâu là hành động của Người?...Căn cứ vào giáo lý của các bậc chân nhơn, vì chỉ có bậc chân nhơn mới gồm nắm được cái biết (chân tri 真 知) mà thôi. Chương nầy dọn đường cho chương dưới: “Thế nào là chân nhơn...?”

DỊCH NGHĨA
A. Biết được cái chỗ làm của Trời, biết được cái chỗ làm của Người, đó là biết đến chỗ cùng tột rồi vậy. Biết được cái chỗ làm của Trời, là biết thuận theo cái lẽ tự nhiên của Trời Đất mà sống. Biết được cái chỗ làm của Người, là biết lấy cái mà trí mình biết được để dưỡng nuôi cái mà mình không thể biết được, hầu hưởng trọn tuổi trời mà không giữa đường chết yểu. Ấy là sự biết đến cùng cực rồi.
Tuy nhiên, cũng có điều lo: sự hiểu biết cần phải có chỗ căn cứ, nhiên hậu mới có thể thích đương được. Nếu chỗ căn cứ ấy mà chưa định được, thì lấy đâu phân biệt Trời và Người? Chả lẽ cái mà ta gọi là Trời lại chẳng phải là Người, và cái mà ta gọi là Người lại chẳng phải là Trời.
Vả, chỉ có chân nhơn, mới có được chân tri.
⸈⸈⸈
B. Hà vị chân nhơn?
Cổ chi chân nhơn, bất nghịch quả, bất hùng thành, bất mộ sĩ. Nhược nhiên giả, quá nhi phất hối, đương nhi bất tự đắc dã. Nhược nhiên giả, đăng cao bất lật, nhập thủy bất nhu, nhập hỏa bất thục. Thị tri chi năng đăng giả ư Đạo dã nhược thử.
Cổ chi chân nhơn, kỳ tẩm bất mộng, kỳ giác vô ưu, kỳ thực bất cam, kỳ tức thâm thâm. Chân nhơn chi tức dĩ chủng, chúng nhơn chi tức dĩ hầu. Khuất phục giả kỳ ích ngôn nhược oa, kỳ kỳ dục thâm giả, kỳ thiên cơ thiển.
Cổ chi chân nhơn, bất tri duyệtsanh, bất tri ố tử, kỳ xuất bất hân, kỳ
nhập bất cự .
Tiêu nhiên nhi vãng, tiêu nhiênnhi lai nhi dĩ hĩ. Bất vong kỳ sở thủy, bất cầu kỳ sở chung, thụ nhi hỉ chi, vong nhi phục chi. Thị chi vị bất dĩ tâm tổn Đạo, bất dĩ nhơn trợ thiên. Thị chi vị chân nhơn.
Nhược nhiên giả, kỳ tâm chí, kỳ dung tịch, kỳ tảng quỳ, thê nhiên tợ thu, noãn nhiên tợ xuân. Hỉ nộ thông tứ thời dữ vật hữu nghi nhi mạc tri kỳ cực. Cố Thánh nhơn chi dụng binh dã, vong quốc nhi bất thất nhơn tâm. Lợi trạch thí hồ vạn thế bất vi ái nhơn. Cố lạc thông vật, phi Thánh nhơn dã. Hữu thân, phi nhơn dã. Thiên thời, phi hiền dã. Lợi hại bất thông, phi quân tử dã. Hành danh thất kỷ, phi sĩ dã. Vong thân bất chân, phi dịch nhơn dã. Nhược Hồ Bất Giai, Vụ Quang, Bá Di, Thúc Tề, Cơ Tử, Tử Dư, Kỷ Tha, Thân Đồ Địch, thị dịch nhơn chi dịch, thích nhơn chi thích, nhi bất tự thích kỳ thích giả dã.
Cổ chi chân nhơn, kỳ trạng nghĩa nhi bất bằng; nhược bất túc nhi bất
4

thừa , dữ hồ kỳ cô nhi bất kiên dã, trương hồ kỳ hư nhi bất hoa dã.

Bỉnh bỉnh hồ kỳ tợ hỉ hồ. Thôi hồ kỳ bất đắc dĩ hồ. Súc hồ tiến ngã sắc dã. Dữ hồ chỉngã đức dã. Lệ hồ kỳ tợ thế hồ.
Ngao hồ kỳ vị khả chế dã. Liên hồ kỳ tợ hiếu bế dã. Vãn hồ vong kỳ ngôn dã. Dĩ hình vi thể, dĩ lễ vi dực, dĩ tri vi thời. Dĩ đức vi tuần. Dĩ hình vi
thể giả, xước hồ kỳ sát dã. Dĩ Lễ vi dực giả, sở dĩ hành ư thế dã. Dĩ tri vi thời giả, bất đắc dĩ ư sự dã. Dĩ đức vi tuần giả, ngôn kỳ dữ hữu túc giả chí ư khưu dã, nhi nhơn chân dĩ cần hành giả dã. Cố kỳ hiếu chi dã nhất, kỳ phất hiếu chi dã nhất, kỳ nhất dã nhất, kỳ bất nhất dã nhất. Kỳ nhất dữ thiên vi đồ. Kỳ bất nhất dữ nhơnvi đồ, thiên dữ nhơn bất tương thắng dã. Thị chi vị chân nhơn.
⸈⸈⸈
CHÚ
1. , gốc là 悅 (duyệt): Hai chữ nầy dùng lẫn nhau.

2. , gốc là 拒 (âm là “cự”).
3. Tiêu nhiên: vô tâm tự nhiên, tức là thái độ thản nhiên bất động(自 然無心)
4. Theo Thuyết Văn 說 文chữ thừa 乘 có nghĩa là thụ lãnh(乘受 也). Nghĩa là bậc chân nhơn không chạy theo cái ngoài (dù là cái học trục vật).
5. Chữ 止 (chỉ) có nghĩa là làm dừng lại những cử chỉ thân mật sỗ sàng của kẻ khác.
6. Họ có được vừa cái nhìn tổng quát, vừa cái nhìn phân tích nghĩa là họ thấy được chỗ chia phân của sự vật, cũng như chỗ hợp nhất của sự vật. Nói một cách khác: họ rất rành về cái lẽ thị phi, lại còn biết vượt lên trên thị phi mà xét đoán.

DỊCH NGHĨA
B. Thế nào là bậc chân nhơn?
Bậc chân nhơn ngày xưa không nghịch với ai, dù là thiểu số, không cầu công, không cầu danh. Người như vậy, mất không tiếc, được không mừng; lên cao không biết sợ, xuống nước không bị ướt, vào lửa không bị cháy. Là vì sự biết của họ đã lên đến Đạo rồi!
Bậc chân nhơn ngày xưa ngủ không mộng mị, thức chẳng lo âu, ăn không cầu ngon, thở hít thì thâm sâu. Hơi thở của chân nhơn thì thấm đến gót chơn, còn hơi thở của người thường thì dừng nơi cổ họng; kẻ muốn khuất phục người (ham biện bác) thì lời nghẹn nơi cuống họng. Lòng tham dục mà càng sâu, thì cái máy trời nơi ta càng nông.
Bậc chân nhơn ngày xưa không ưa sống không ghét chết; lúc ra không hăm hở, lúc vào không do dự; thản nhiên mà đến, thản nhiên mà đi; không quên lúc bắt đầu, không cầu lúc sau chót. Nhận lãnh thì vui với đó, mà quên đi khi phải trở về. Đó gọi là không lấy cái tình người mà chống với lẽ Đạo nơi mình, không lấy cái “người” nơi mình mà làm trở ngại lẽ “trời” nơi mình. Thế gọi là chân nhơn. Nhờ được thế mà lòng của họ luôn luôn vững vàng, cử chỉ điềm đạm, gương mặt bình thản; lạnh như mùa thu, mà ấm như mùa xuân: mừng giận luân chuyển như bốn mùa, nên cùng vạn vật hợp nhau, không biết đến đâu là cùng. Bởi vậy, bậc chân nhơn dụng binh, làm mất nước mà không làm mất lòng người; làm lợi và ban bố ân trạch đến muôn đời mà không phải vì yêu người.
Nên chi, kẻ nào còn vui thích trong việc cầu thân và thông cảm với người đời, kẻ ấy chẳng phải là bậc Thánh; kẻ nào còn người thân, chẳng phải là bậc Nhân; kẻ nào còn tính toán đến thời cơ, chẳng phải là bậc Hiền; kẻ nào không thông suốt được điều lợi hại, chẳng phải là người quân tử; kẻ nào làm theo danh mà bỏ mất mình chẳng phải là kẻ sĩ; kẻ nào làm mất mạng, không rõ cái lẽ chân thật nơi mình, cũng chẳng phải là kẻ để sai khiến được người vậy. Như Hồ Bất Giai, Vụ Quang, Bá Di, Thúc Tề, Cơ Tử, Tử Dư, Kỷ Tha, Thân Đồ Địch đều chỉ là hạng làm cái việc của người khác, theo cái thích của người khác mà không biết tự thích với cái thích của mình.
Bậc chân nhơn ngày xưa, thấy như là người có nghĩa mà không bè đảng; thấy như không đủ mà không thọ của bên ngoài. Họ khuôn thước mà không cứng rắn, lòng họ thì rộng rãi hư không và không thích việc phù hoa. Họ hớn hở như có vẻ vui sướng, nhưng bình tĩnh. Hành động thì tự nhiên, gây được lòng cảm mến bằng sắc mặt hiền hòa, và làm cho người người kính nể vì cái đức của họ. Bề ngoài thì có vẻ hòa nhã với mọi người, mà kỳ thực, lòng họ cách xa với thế nhân. Họ thích sống một mình, không nói gì với ai, như quên cả lời nói. Hình phạt theo họ là cần, nhưng họ áp dụng hình phạt một cách khoan hậu. Lễ, theo họ là phụ thuộc, chỉ dùng để đừng đụng chạm với đời thôi. Họ thuận theo thời, theo việc. Đối với họ, ưa ghét là một, nghĩa là họ không yêu mà cũng không ghét ai; họ xem cả thảy là một, như Trời, nhưng cũng phân biệt những gì bị phân chia giả tạo như Người. Và như vậy Trời và Người (nơi họ) không nghịch nhau. Bởi vậy, mới gọi họ là chân nhơn.
⸈⸈⸈

C. Tử sinh Mạngdã. Kỳ hữu dạ đán chi thường. Thiêndã. Nhơn chi hữu sở bất đắc dữ, giai vật chi tìnhdã. Bỉ trì dĩ thiên vi phụ, nhi thân do ái chi. Nhi huống kỳ trác hồ. Nhơn đặc dĩ hữu quân vi dũ hồ dĩ, nhi thân do tử chi nhi huống kỳ chân hồ.
Tuyền hạc ngư tương dữ xử ư lục, tương hú dĩ thấp, tương nhu dĩ mạt,
bất tri như tương vong ư giang hồ .
Dữ kỳ dự Nghiêu nhi phi Kiệt dã, bất như lưỡng vong nhi hóa kỳ đạo. Phù đại khối tái ngã dĩ hình, lao ngã dĩ sinh, dật ngã dĩ lão, tức ngã dĩ tử. Cố thiện ngô sinh giả, nãi sở dĩ thiện ngô tử dã. Phù tàng chu ư hác, tàng sơn ư trạch, vị chi cố hĩ, nhiên nhi dạ bán hữu lực giả, phụ chi nhi tẩu, muội giả bất tri giả.
Tàng tiểu đại hữu nghi, do hữu sở độn. Nhược phù tàng thiên hạ ư thiên hạ, nhi bất đắc sở độn, thị hằng vật chi đại tình dã. Đặc phạm nhơn chi hình nhi do hỉ chi. Nhược nhơn chi hình giả, vạn hóa nhi vị thủy hữu cực dã. Kỳ vi lạc khả thắng kế da. Cố thánh nhơn tương du ư vật chi sở bất đắc độn nhi giai tồn, thiện yểu, thiện lão, thiện thủy, thiện chung, nhơn do hiệu chi. Hựu huống vạn vật chi sở hệ, nhi nhất hóa chi sở đãi hồ.
CHÚ
1. Tức là định mạng.

2. Chữ Thiên 天 đây là ám chỉ Lẽ Trời, không ám chỉ đấng tối cao như

Thượng Đế.
3. Bất đắc dữ不得與: Chữcó nghĩa là cùng nhau thuận hòa, vui vẻ.”Bất đắc dữ”: không được thỏa lòng, tức là sở dĩ có điều đau đớn, thương tổn...là vì đã có thương yêu vật nầy vật nọ...Có luyến ái là bị ràng buộc và vì đó bị đau khổ.
Chữ Tình 情 là chỉ sự quyến luyến, yêu thương nhau. Không yêu thương gì cả, thì sẽ là người không gì làm đau khổ được nữa. Trên nữa, còn có nhiều tình cảm cao hơn là thương yêu sự vật và làm tôi mọi cho nó.
4. Đem chỗ tương thân tương ái mà thương nhau lúc họa hoạn, sao bằng phòng hoạn, cùng nhau sống với nhau ở sông hồ, không cần phải thương nhau chi! Cá ở trong nước như ở sông, ở hồ, ví như người cùng sống với nhau trong Đạo, thì có cần gì đến nhân nghĩa, thương yêu giúp đỡ nhau...để mà đề cao chữ nhân, chữ nghĩa...Đạo mà mất rồi, mới có nhân nghĩa. . .”Đại Đạo phế, hữu nhân nghĩa.” (Đạo Đức Kinh)
DỊCH NGHĨA
C. Chết sống là Mạng. Cũng như có đêm có ngày: lẽ thường là vậy! Đều là do Trời. Người ta, nếu có chỗ không được vừa lòng, đều là vì cái chỗ lưu luyến với vật. Lấy Trời (làm cha) mà còn đem thân hiến dâng cho Đó, huống chi là đối với cái cao hơn! Có vua và cho đó là cao nên đem thân mà chết vì đó, huống chi là đối với chân lý! Suối cạn, cá cùng bị mắc cạn với nhau trên đất, bèn cùng nhau lấy ướt mà đắp nhau, lấy nước dãi mà thấm cho nhau, sao bằng cùng ở sông hồ mà quên nhau! Cùng nhau khen vua Nghiêu, chê vua Kiệt, sao bằng quên cả hai người ấy đi, để mà hóa theo cái Đạo của mình!
Kìa Đại Khối dùng hình mà chở ta, dùng cái sống mà lao nhọc ta, lấy tuổi già mà nhàn hạ ta, lấy cái chết mà cho ta nghỉ. Cho nên, khéo nuôi cái sống của ta là khéo lo liệu cho cái chết của ta.
Kìa như giấu thuyền vào trong khe, giấu trái núi vào trong chầm sâu, cho thế là vững chắc rồi ư. Nhưng mà nửa đêm có kẻ sức lực vác nó mà chạy:
Kẻ ngu muội mới không biết thế! Bất luận là cất giấu những vật nhỏ lớn gì đều cũng có thể bị biến mất được. Nếu đem thiên hạ mà giấu vào trong thiên hạ thì không có cách gì làm cho nó biến mất được. Đó là cái Tình lớn của vật không thay đổi. Lần nầy tôi được đúc thành hình người thì là việc đáng mừng rồi! Nếu có được hình người, rồi lại hóa ra muôn cách khác mà chưa biết đâu là cùng, thì cái vui sẽ không biết đâu là tận! Cho nên Thánh
nhơn sẽ tự do rong chơi ở chỗ mà mọi vật không trốn tránh được mà thảy
[48]
đều được trường tồn , họ vui trong cái chết, vui trong cái già, vui trong khi khởi đầu, vui trong khi chấm dứt và muốn cho mọi người cùng vui như họ đối với mọi biến cố trên đời, huống chi họ còn đợi gì trong khi tất cả vạn vật đều cùng nhất tề biến hóa.
⸈⸈⸈

D. Phù Đạo hữu tình hữu tín, vô vi vô hình, khả truyền nhi bất khả thụ, khả đắc nhi bất khả kiến. Tự bản tự căn vị hữu thiên địa tự cổ dĩ cố tồn, thần quỷ thần đế, sinh thiên sinh địa. Tại thái cực chi tiên nhi bất vi cao, tại lục cực chi hạ nhi bất vi thâm. Tiên thiên địa sinh nhi bất vi cửu, trường ư thượng cổ nhi bất vi lão.
Hi Vi thị đắc chi dĩ khiết thiên địa. Phục Hy đắc chi dĩ tập khí mẫu. Duy đẩu đắc chi chung cổ bất thắc. Nhật nguyệt đắc chi chung cổ bất tức. Kham Phi đắc chi dĩ tập Côn lôn. Phùng Di đắc chi dĩ du đại xuyên. Kiên Ngô đắc chi dĩ xử Thái Sơn.
Hoàng đế đắc chi dĩ chứng vân thiên. Chuyên Húc đắc chi dĩ xử huyền cung. Ngung Cường đắc chi lập hồ Bắc cực. Tây Vương Mẫu đắc chi tọa hồ
thiếu quảng. Mạc tri kỳ thủy, mạc tri kỳ chung. Bành Tổ đắc chi, thượng cập Hữu Ngu, hạ cập ngũ bá. Phó Duyệt đắc chi dĩ tương Vũ Đinh Yêm hữu thiên hạ thừa đông duy kỵ cơ vĩ, nhi tỉ ư liệt tinh.
DỊCH NGHĨA
D. Đạo thì có tình, có tính, vô vi, vô hình; có thể trao cho mà không thể thụ lãnh; có thể hiểu được mà không thể thấy được. Đạo thì tự bản tự căn. Hồi chưa có Trời Đất, Đạo đã có rồi. Đạo sinh ra quỷ, sinh ra Đế; sinh ra Trời, sinh ra Đất. Ở trước Thái cực mà chẳng gọi là cao; ở dưới lục cực mà không gọi là sâu; sinh ra trước Trời Đất, mà chẳng gọi là lâu; dài hơn thượng cổ mà chẳng gọi là già.
Hi Vi được Nó mà nắm được yếu chỉ của Trời Đất. Phục Hy được nó mà đoạt được cái nguồn gốc của nguyên khí. Bắc Đẩu được Nó mà chiếm được địa vị không thay đổi của mình. Mặt trời mặt trăng được Nó mà vận chuyển không ngừng. Kham Phi được Nó mà làm được thần núi Côn Lôn. Phùng Di được Nó mà rong chơi ở các sông to. Kiên Ngô được Nó mà ở Thái Sơn. Hoàng Đế được Nó mà lên đến chốn trời mây. Chuyên Húc được nó mà ngự đến cung Huyền. Ngung Cường được Nó mà đứng ngay Bắc Cực. Tây Vương Mẫu được Nó mà ngồi ở ngôi đền Thiếu Quảng, không ai biết sinh Nó từ bao giờ, không ai biết bao giờ Nó mới chết. Bành Tổ được Nó mà sống từ đời Hữu Ngu đến đời Ngũ Bá. Phó Duyệt được Nó mà giúp Vũ Đinh, gồm thâu thiên hạ, lên tận cõi Đông, cỡi sao Cơ, sao Vĩ mà sánh vai với các vì tinh tú.
⸈⸈⸈

E. Nam Bá Tử Quỳ vấn hồ Nhữ Vũ viết: “Tử chi niên trưởng hĩ, nhi sắc nhược nhụ tử hà dã?” Viết: “Ngô văn Đạohĩ.”
Nam Bá Tử Quỳ viết: “Đạo khả đắc học da.”
Viết: “Ô! Ô khả! Tử phi kỳ nhơn dã. Phù Bốc Lương Ỷ2hữu thánh nhơn chi tài, nhi vô thánh nhơn chi Đạo. Ngã hữu thánh nhơn chi Đạo, nhi vô thánh nhơn chi tài. Ngô dục dĩ giáo chi, thứ cơ kỳ quả vi thánh nhơn hồ? Bất nhiên, dĩ thánh nhơn chi Đạo, cáo thánh nhơn chi tài, diệc dị hĩ. Ngô do thủ nhi cáo chi. Tham nhật nhi hậu năng ngoại thiên hạ. Dĩ ngoại thiên hạ hĩ, ngô hựu thủ chi, thất nhật nhi hậu năng ngoạivật. Dĩ ngoại vật hĩ, ngô
4

hựu thủ chi cửu nhật, nhi hậu năng ngoại sinh . Dĩ ngoại sinh hĩ, nhi hậu

56

năng triêu triệt. Triêu triệt nhi hậu năng kiến độc . Kiến độc nhi hậu năng

vô cổ kim. Vô cổ kim nhi hậu năng nhập ư bất tử bất sinh. Sát sinhgiả bất
tử. Sinh sinh giả bất sinh. Kỳ vi vật vô bất tương dã, vô bất nghinhdã, vô
9 10

bất hủy dã, vô bất thành dã. Kỳ danh vi oanh ninh . Oanh ninh dã giả,

oanh nhi hậu thành giả dã.”

Nam Bá Tử Quỳ viết: “Tử độc ô hồ văn chi”. Viết: “Văn chư Phó Mặc

chi tử. Phó Mặc chi tử văn chư Lạc Tụng chi tôn. Lạc Tụng chi tôn văn chi Chiêm Minh. Chiêm Minh văn chi Nhiếp Hứa. Nhiếp Hứa văn chi Nhu Dịch. Nhu Dịch văn chi ư Âu, ư Âu văn chi Huyền Minh. Huyền Minh văn chi Tham Liêu. Tham Liêu văn chi Nghi Thủy.”11
⸈⸈⸈
CHÚ
1. Văn Đạo聞道, tức là đã hiểu Đạo. Hiểu Đạo, tức là đã hành Đạo, thì được chỗ tự sinh của nó, mà sắc diện được toàn.
Chữ Văn đây, không phải có nghĩa là nghe ngoài tai, mà nghe được bên trong. Có hiểu biết thì mới nghe được vào tâm, cho nên Văn Đạo 聞道 ở đây lại có nghĩa là người đã được Đạo(得道).

2. Đọc là “y”, không đọc là “ỷ”.

3. Ngoại : là gạt bỏ ra ngoài tâm trí. Không bận đến ngoại vật nữa, tức là những vật không tùng mình, như danh, lợi, thị, phi, vinh nhục v. v...

4. Cái sống 外生 (ngoại sinh). Cái “sống” đây, là sự hiện sinh, hiện hữu của “cái ta” (hữu ngã).”Ngoại sinh” 外生, là quên mất rằng “ta” đây là có, hay nói theo danh từ triết học ngày nay: quên mất sự hiện sinh của mình.

5. Triêu triệt 朝 徹: một sớm mà suốt lẽ. Tức là sự “hoát nhiên đại ngộ” 豁然大語 mà nhà Phật gọi là “đốn ngộ”頓悟.

6. Kiến độc 見獨: thấy được cái Một (tức là Đạo). Độc 獨 là “độc nhất vô nhị”(獨一無二).

7. Sát sinh 殺生: là diệt cái lòng ham sống, trừ được cái lòng ham sống cho cái “ta” của mình, tức là cái sống theo tư dục...thì mới sống được trong cái mà Lão Tử gọi là“tử nhi bất vong giá thọ” 死而不亡者 壽 ám chỉ chân tánh. Cho nên mới gọi là “bất tử”(除其管 生為殺). 8. Sinh sinh 生生là sống theo cái sống của tư dục. Chữ trước là sống, Chữ sau có nghĩa là “tự sinh ”自 生 (sống cho mình).
Đưa, đón là chỉ cái sau, cái trước, cái đuôi, cái đầu, cái chung, cái thủy...

9. Hủy, thành là nói cái chết, cái sống...
10. Chữ 攖 (anh), phải đọc là 縈 (oanh).”Oanh ninh” có nghĩa là bình thản điềm đạm, mặc dù bị ngoại vật kích động. Sanh tử, thành hoại,...tất cả đều không còn làm rối loạn lòng ta. Ninh 寧 là yên lặng; oanh 攖 là kích động, khêu khích.

11. Phó Mặc, Lạc Tụng, Chiêm Minh v. v...phải chăng là tên người? Nhưng có nhà chú giải cho là “những danh từ có ý nghĩa trừu tượng. Phó Mặc, ám chỉ sách vở, văn tự (Phó Mặc có nghĩa là bút mực). Lạc Tụng, có nghĩa là học hành. Chiêm Minh, là xem xét. Nhiếp Hứa là ngẫm nghĩ. Nhu Dịch là chăm chỉ. Âu là ca ngợi. Huyền Minh là hư vô mà không là hư vô (Vô nhi phi vô 無而非無). Tham Liêu, là bao la, man mác. Nghi Thủy, là ngờ không có đầu mối. Có người cho rằng đây là đoạn thuyết minh thứ tự của sự học Đạo: do đọc văn tự mà hiểu biết, do hiểu biết mà lĩnh hội, do lĩnh hội mà thực hành, do thực hành
mà vui vẻ ca xang, do vui vẻ mà tĩnh mạc, do tĩnh mạc mà đến chỗ hư vô, do hư vô mà được Đạo.
DỊCH NGHĨA
E. Nam Bá Tử Quỳ hỏi Nhữ Vũ:

Tuổi của ông đã cao rồi, mà sắc diện như đứa trẻ thơ, sao vậy?
Ta đã nghe được Đạo! Nam Bá Tử Quỳ hỏi:
Đạo có thể học được chăng?
Ồ! Sao được! Ngươi đâu phải hạng người ấy! Kìa như Bốc Lương Y có

cái tài của Thánh nhơn mà không có cái Đạo của Thánh nhơn. Ta, thì có cái Đạo của Thánh nhơn, mà không có cái tài của Thánh nhơn. Ta muốn đem cái Đạo ấy mà dạy hắn, may ra hắn có thể trở thành Thánh nhơn chăng? Nếu không được như thế, thì đem cái Đạo của Thánh nhơn mà bảo cho kẻ có cái tài của Thánh nhơn cũng là dễ rồi. Vậy mà ta còn phải giữ hắn lại, rồimới dạy bảo hắn! Ba ngày, hắn mới bỏ được thiên hạ ra ngoài! Đã bỏ thiên hạ ra ngoài, vậy mà ta còn phải giữ hắn lại nữa. Bảy ngày, hắn mới biết bỏ vật ra ngoài. Đã bỏ vật ra ngoài, vậy mà còn phải giữ hắn lại nữa. Chín ngày, hắn mới bỏ được cái sống ra ngoài. Bỏ được cái sống ra ngoài, thì mới có thể “triêu triệt”. Có “triêu triệt” mới có thể “kiến độc”. Có “kiến độc” mới không còn thấy có xưa có nay nữa. Không còn thấy có xưa có nay, mới đi vào cõi không sống không chết. Giết được cái lòng ham sống cho mình thì sẽ không chết. Sống cái sống cho mình thì không sống. Đã là vật, thì không lúc nào là không có đưa, không lúc nào là không có đón, không lúc nào là không có hủy, không lúc nào là không có thành. Tên nó gọi là “oanh ninh”. Oanh ninh, có nghĩa là kích thích, rồi sau mới có thành.
Nam Bá Tử Quỳ hỏi:

Riêng ông đã nghe được cái Đạo ấy nơi đâu? Rằng:
Nghe nó ở con của ông Phó Mặc. Con của ông Phó Mặc nghe ở cháu

ông Lạc Tụng. Cháu ông Lạc Tụng nghe ở ông Chiêm Minh. Ông Chiêm Minh nghe ở ông Nhiếp Hứa. Ông Nhiếp Hứa nghe ở ông Nhu Dịch. Ông Nhu Dịch nghe ở ông Âu. Ông Âu nghe ở ông Huyền Minh. Ông Huyền Minh nghe ở ông Tham Liêu. Ông Tham Liêu nghe ở ông Nghi Thủy.
⸈⸈⸈

F. Tử Tự, Tử Dư, Tử Lê, Tử Lai, tứ nhơn tương dữ ngứ viết: Thục năng dĩ vô, vị thủ, dĩ sinh vi tích, dĩ tử vi khao. Thục tri tử sinh tồn vong chi nhất thể giả, ngô dữ chi hữu chi. Tứ nhơn tương thị nhi tiếu, mạc nghịch ư tâm, toại tương dữ vi hữu.
Nga nhi Tử Dư hữu bệnh. Tử Tự vãng vấn chi viết: “Vĩ tai, phù tạo vật giả tương dĩ dư vi thử câu câu dã, khúc lũ phát bối, thượng hữu ngũ quản, di ẩn ư tề kiên cao ư đỉnh. Cú chuế chỉ thiên, âm dương chi khí hữu điển”. Kỳ tâm, nhàn nhi vô sự, nghiễn tiên nhi giám vu tỉnh viết: “Ta hồ! Phù tạo vật giả hựu tương dĩ dư vi thử câu câu dã”. Tử Tự viết: “Nhữố chi hồ!”. Viết: “Vong. Dư hà ố. Tẩm giảnhi hóa dư chi. Tả tỵ dĩ vi kê, dư nhân dĩ cầu thời dạ. Tẩm giả nhi hóa dư chi hữu tỵ dĩ vi đàn, dư nhân dĩ cầu hào
chích. Tẩm giả nhi hóa dư chi khaodĩ vi luân, dĩ thần vi mã, dư nhân nhi thừa chi, khởi cánh giá tai. Thả phù đắc giả, thời dã. Thất giả thuận dã. An thời nhi xử thuận, ai lạc bất năng nhập dã. Thử cổ chi sở vị huyền giải. Huyền nhi bất năng tự giải giả, vật hữu kết chi. Thả phù vật bất thắng thiên cửu hĩ. Ngô hựu hà ố yên.”
Nga nhi Tử Lai hữu bệnh, suyển suyển nhiên tương tử. Kỳ thê tử hoàn nhi khấp chi. Tử Lê vãng vấn chi. Viết: “Sất tỵ, vô đát hóa”. Ỷ kỳ hộ dữ chi ngứ viết: “Vĩ tai tạo hóa hựu tương hề dĩ nhữ vi. Tương hề dĩ nhữ thích, dĩ nhữ vi thử can hồ. Dĩ nhữ vi trùng tỵ hồ”.
Tử Lai viết: “Phụ mẫu ư tử, đông tây nam bắc, duy mạng chi tùng. Âm dương ư nhơn. Bất sí ư phụ mẫu. Bỉ cận ngô tử nhi ngã bất thính. Ngã tắc hãn hĩ. Bỉ hà tội yên, phù đại khối tái ngã dĩ hình, lao ngã dĩ sinh, dật ngã dĩ lão, tức ngã dĩ tử. Cố thiện ngô sinh giả, nãi sở dĩ thiện ngô tử dã”. Kim đại dã chú kim, kim dõng dược viết: “Ngã thả tất vi Mạc Da. Đại dã tất dĩ vi bất tường chi kim. Kim nhất phạm nhơn chi hình, nhi viết nhơn nhĩ nhơn nhĩ. Phù tốc hóa giả, tất dĩ vi bất tường chi nhơn. Kim nhất dĩ thiên địa vi đại lô dĩ tạo hóa vi đại dã. Ô hồ vãng nhi bất khả tai. Thành nhiên mị, cự nhiên giác”.
CHÚ
  1. Đọc là “nhữ” .
  2. Tẩm giả 浸 假: ví như, giả thử...
  3. Khao : xương cùng của xương sống.
DỊCH NGHĨA
F. Tử Tự, Tử Dư, Tử Lê, Tử Lai, bốn người nói với nhau:
Ai có thể lấy cái Vô làm đầu, lấy cái Sống làm xương sống, lấy cái Chết làm xương cùng? Ai biết Chết Sống Còn Mất là một, thì ta sẽ cùng họ kết bạn.
Bốn người nhìn nhau mà cười, không ai thấy nghịch với lòng mình, nên cùng làm bạn với nhau.
Chẳng bao lâu, Tử Dư[49] lâm bệnh. Tử Tự qua thăm Tử Dư, nói:
Lớn lao thay! Tạo vật bắt tôi như thế nầy: lưng thì gù, năm tạng thì ở trên, mồm, mép thì sát rốn, vai thì cao hơn đỉnh đầu, núm tóc thì dựng lên! Khí âm dương chừng như sai đảo! Nhưng mà lòng nầy nhàn rỗi vô sự, lom
khom ra bờ giếng mà soi mình: Than ôi! Tạo vật lại muốn bắt ta làm cái hạng người gù như thế nầy nữa ư?
Tử Tự nói:

Anh ghét cái đó sao? Tử Dư nói:
Không, tôi sao lại ghét? Giá như hóa cánh tay trái tôi thành con gà, thì

tôi nhân đó mà gáy canh; giá như hóa cánh tay mặt tôi thành hòn đạn, thì tôi nhân đó mà kiếm chim quay. Giá như hóa cái xương cùng của tôi thành bánh xe, hóa cái thần hồn tôi thành con ngựa, thì tôi nhân đó mà cỡi, há còn đợi xe ngựa nào nữa! Vả, được là thời, mất là thuận. An thời xử thuận
thì buồn vui làm sao vào được cõi lòng. Đó là chỗ mà người xưa gọi là
[50]
Chẳng bao lâu, Tử Lai cũng lâm bệnh nặng, hổn hển gần chết. Vợ con đứng bao quanh mà khóc. Tử Lê qua thăm. Thấy vậy, bèn nói: “Tránh ra xa! Đừng làm rộn người sắp hóa[51]”.
Rồi đứng dựa cửa, nói với Tử Lai:
Lớn lao thay! Tạo hóa lại sắp làm gì anh đây? Lại sắp đem anh đi đâu? Lại sắp biến anh thành gan chuột, hay hóa anh thành cánh trùng?
Tử Lai nói:
- Con mà đối với cha mẹ, thì sai bảo đi đâu cũng phải nghe theo, dù là Đông, Tây, Nam, Bắc. Âm dương cũng như cha mẹ, chẳng phải như thế ư? Đó xô ta gần đến chỗ chết, mà ta không tuân theo, là ta ngỗ nghịch, chứ Đó có tội gì đâu! Kìa như Đại khối[52] dùng hình mà chở ta, dùng cái sống mà
lao nhọc ta, lấy tuổi già mà nhàn hạ ta, lấy cái chết để ta nghỉ ngơi. Bởi
[53]
huyền giải . Huyền mà không tự mở ra được là vì vật có chỗ trói buộc của nó. Vậy mà từ lâu vật vẫn không thắng nổi Trời. Tôi sao lại ghét mà làm chi!
vậy, khéo nuôi cái sống của ta, là khéo lo liệu cho cái chết của ta . Nay có người thợ đúc kim khí. Kim khí lại nhảy dựng lên mà đòi: “Ta muốn là thanh gươm Mạc Da”, thì người thợ đúc, tất cho đó là thứ kim khí bất thường! Nay lại có kẻ sắp được đem đúc ra hình người, lại cũng đòi: “Người mà thôi! Người mà thôi!” thì Tạo hóa tất cũng cho người đó là người quái gở! Nay Trời Đất là cái lò lớn, Tạo hóa là người thợ đúc. Vậy thì sao mà chẳng được? Yên lặng để mà ngủ, hốt nhiên để mà thức![54]
⸈⸈⸈

H. Nhan Hồi vấn Trọng Ni viết:
“Mạnh Tôn Tài kỳ mẫu tử, khốc khấp vô thể, trung tâm bất thích cư tang bất ai. Vô thị tam giả, dĩ thiện tang cái Lỗ Quốc, cố hữu vô kỳ thực nhi đắc, kỳ danh giả hồ! Hồi nhất quái chi.”
Trọng Ni viết: “Phù Mạnh Tôn thị tận chi hĩ! Tiến ư tri hĩ. Duy giản chi nhi bất đắc. Phù dĩ hữu sở giản hĩ. Mạnh Tôn thị bất tri sở dĩ sinh, bất tri sở dĩ tử, bất tri tựu tiên, bất tri tựu hậu. Nhược hóa vi vật, dĩ đãi kỳ sở bất tri chi hóa dĩ hồ. Thả phương tương hóa. Ô tri bất hóa tai. Phương tương bất hóa, ô tri dĩ hóa tai. Ngô đặc dữ nhữ kỳ mộng, vị thủy giác giả da. Thả bỉ hữu hãi hình nhi vô tổn tâm, hữu đán trạch nhi vô tình tử. Mạnh Tôn thị đặc giác, nhơn khốc diệc khốc, thị tự kỳ sở dĩ nãi. Thả dã, tương dữ ngô chi nhĩ hĩ. Dung cự tri ngô sở vị ngô chi hồ. Thả nhữ mộng vi điểu nhi lệ hồ thiên, mộng vi ngư nhi một ư uyên. Bất thức kim chi ngôn giả, kỳ giác giả hồ. Kỳ mộng giả hồ. Tạo thích bất cập tiếu, hiến tiếu bất cập bài. An bài nhi khứ hóa, nãi nhập ư liêu thiên nhất.”
DỊCH NGHĨA

:
H. Nhan Hồi hỏi Trọng Ni:
Mạnh Tôn Tài, mẹ chết, kêu khóc mà không có nước mắt. Trong lòng

không xót xa, để tang mà không tỏ ra bi thảm. Không có ba điều ấy, vậy mà được tiếng là người khéo để tang nhất ở nước Lỗ. Anh ta vốn chẳng có cái thực bên trong mà sao lại được danh như thế? Hồi cho thế là lạ thật!
Trọng Ni nói:
Ông Mạnh Tôn đã hiểu đến chỗ tận cùng rồi, đã tiến đến bậc Trí rồi! Ông không bỏ cái mà người đời không bỏ được, nhưng ông bỏ được những
[55]
tình cảm bên trong của người đời . Đối với ông, sống chết là một, ông cũng không phân biệt giữa hai trạng thái ấy cái nào là trước, cái nào là
[56]
sau...

mà mình không biết. Đang sắp sẽ hóa, biết đâu rồi lại không hóa! Đang sẽ không hóa, biết đâu mình đã hóa rồi! Riêng ta và ngươi là những người trong mộng mà chưa tỉnh đó chăng? Vả, sống chết, đối với ông Mạnh Tôn chỉ là một cuộc thay hình đổi tướng, có gì mà phải bận lòng; cũng chẳng hơn gì cái cảnh đổi nhà (cái nhà trọ mà mình chỉ ở một ngày)...Ông Mạnh Tôn chỉ riêng biết rằng người khóc thì mình cũng khóc, nhưng trong lòng thì không khóc. (Như vậy, không động chạm đến thế nhân, mà cũng được thành thực với cõi lòng). Vả lại, ai cũng tưởng cái hình thức nầy là của ta, đâu biết rằng cái mà mình cho rằng là của ta, quả thật có là của ta chăng? Hay không phải là của ta? Như ngươi nằm mộng thấy mình là chim mà bay lên trời, rồi lại thấy mình là cá mà lặn dưới vực sâu. Chẳng rõ lời nói ta hôm nay là nói trong khi thức, hay là lời nói trong lúc mộng?[57] Thích chí
Nếu hóa làm một vật khác, là để đợi một cái hóa sắp đến cho mình
mà không kịp cười. Cười mà không kịp sắp đặt. Sắp đặt sẵn sàng rồi nên
I. Ý Nhi Tử kiến Hứa Do. Hứa Do viết: Nghiêu hà dĩ tư nhữ? Ý Nhi Tử viết:
quên mất sự sinh hóa, thì mới vào được cõi trời vắng lặng .
⸈⸈⸈
Nghiêu vị ngã, nhữ tất cung phục nhân nghĩa, nhi minh ngôn thị phi. Hứa Do viết:

Nhi hề lai vi chỉ. Phù Nghiêu ký dĩ kình nhữ dĩ nhân nghĩa nhi tỉ nhữ dĩ

thị phi hĩ. Nhữ tương hà dĩ du phù, diêu thang tứ tụy chuyển tỷ chi đồ hồ!

Ý Nhi Tử viết:
Tuy nhiên ngô nguyện du ư kỳ phiên. Hứa Do viết:
Bất nhiên phù manh giả vô dĩ dữ hồ mi mục nhan sắc chi hảo, cổ giả vô

dĩ dữ hồ thanh hoàng phất chi quan. Ý Nhi Tử viết:
Phù vô Trang chi thất kỳ mỹ. Cứ Lương chi thất kỳ lực, Hoàng Đế chi vong kỳ tri, giai tại lự chủy chi gian nhĩ. Dung cự tri phù tạo vật giả chi bất tức ngã kình nhi bổ ngã tỉ, sử ngã thừa thành dĩ tùy tiên sinh da.
Hứa Do viết:
Y, vị khả tri dã. Ngã vi nhữ ngôn kỳ đại lược. Ngô sư hồ. Ngô sư hồ. Tê[59] vạn vật nhi bất vi nghĩa, trạch cập vạn thế nhi bất vi nhân, trường ư thượng cổ nhi bất vi lão phú tái thiên địa khắc điêu chúng hình nhi bất vi xảo. Thử sở du dĩ.
DỊCH NGHĨA
I. Ý Nhi Tử ra mắt Hứa Do. Hứa Do hỏi:

Nghiêu đã giúp được anh việc gì? Ý Nhi Tử nói:
Ông Nghiêu bảo tôi trau dồi nhân nghĩa, biện biệt thị phi.
Hứa Do nói:
Vậy thì anh còn đến đây làm gì nữa? Nghiêu đã đem nhân nghĩa mà

làm rỗ mặt anh, đem thị phi mà cắt mũi anh, thì anh làm sao còn vào được cõi tiêu dao, không câu thúc và biến hóa vô cùng!
Nhưng mà tôi muốn vào chốn ấy! Hứa Do nói:
Không thể được! Người mù không làm sao có thể dự biết được cái đẹp của mày, mắt, mặt, mũi; người lòa không làm sao có thể dự biết được cái màu của xiêm y bào mãng xanh vàng...
Ý Nhi Tử nói:
Kìa như Vô Trang đã làm hỏng sắc đẹp của mình; Cứ Lương đã làm mất sức mạnh của mình; Hoàng Đế đã làm mất trí huệ của mình, đều là bị rèn luyện mà ra. Biết đâu Tạo hóa, rồi chẳng xóa lốt rỗ mặt của tôi, vá lại chỗ mũi tôi bị cắt, để tôi có thể lại theo Thầy!
Hứa Do nói:
Ôi! Cũng chưa biết được không! Nay thì ta cũng thử vì anh mà nói đại lược thôi. Thầy ta à! Thầy ta à! Sắp đặt cho cả vạn vật, mà đâu phải là vì Nghĩa! Ân huệ truyền khắp muôn đời, mà đâu phải là vì Nhân! Lâu dài đến thượng cổ mà chẳng phải là già! Che chở trời đất, chạm trổ các hình hài mà không gọi là khéo. Đó là chỗ rong chơi của Thầy ta vậy.
⸈⸈⸈

J. Nhan Hồi viết: “Hồi ích hĩ.” Trọng Ni viết: “Hà vị dã?” Viết: “Hồi vong nhân nghĩa hĩ.” Viết: “Khả hĩ. Du vị dã.” Tha nhật; phục kiến, viết: “Hồi ích hĩ.” Viết: “Hà vị dã?” Viết: “Hồi vong lễ nhạc hĩ.” Viết: “Khả hĩ. Du vị dã.”
Tha nhật, phục kiến, viết: “Hồi ích hĩ.” Viết: “Hà vị dã?”

Hồi viết: “Hồi tọa vong hĩ.”
Trọng Ni xúc nhiên viết: “Hà vị tọa vong?”
Nhan Hồi viết: “Đọa chi thể, truất thông minh, ly hình, khứ tri, đồng ư

đại thông, thử vị tọa vong.”

Trọng Ni viết: “Đồng tắc vô háodã; hóa tắc vô thườngdã. Nhi quả kỳ

hiền hồ! Khưu dã thỉnh tùng nhi hậu dã.”
CHÚ
  1. Vô háo 無 好: không ham muốn gì nữa cả.
  2. Vô thường 無 常: biến đổi không dừng.
Vô háo, chỉ về lẽ tịnh; vô thường, chỉ lẽ động.
DỊCH NGHĨA

J. Nhan Hồi nói: “Hồi được thêm.”
Trọng Ni nói: “Là nghĩa gì?”
Hồi nói: “Tôi quên nhân nghĩa.”
Trọng Ni nói: “Được, nhưng mà chưa trọn.”
Một hôm khác, lại ra mắt và nói:
Hồi được thêm.
Là nghĩa gì thế?
Hồi quên lễ nhạc.
Được, nhưng chưa trọn.
Một hôm khác nữa, lại ra mắt mà rằng:
Hồi được thêm.
Là nghĩa gì thế?
Hồi “ngồi mà quên” rồi. Trọng Ni ngạc nhiên hỏi:
Ngồi mà quên, là thế làm sao? Nhan Hồi nói:
Giải thể, bỏ thông minh, lìa hình bỏ trí, đồng với Đạo lớn. Đó gọi là

“ngồi mà quên” vậy.

Trọng Ni nói:
Đồng (với Đạo lớn) thì không còn tham muốn nữa; hóa (cùng vạn vật)

thì không khư khư chấp nhất[60] nữa. Quả Hồi là người hiền. Khưu nầy nguyện theo sau đó.
⸈⸈⸈

K. Tử Dư dữ Tử Tang hữu. Nhi lâm vũ thập nhật. Tử Dư viết: Tử Tang đãi bệnh hĩ. Lý phạn nhi vãng thực chi. Chí Tử Tang chi môn, tắc nhược ca
nhược khốc, cổ cầm viết: “Phụ da, mẫu da! Thiên hồ, nhơn hồ! Hữu bất nhiệm kỳ thinh nhi sô cử kỳ thi yên.”
Tử Dư nhập viết: “Tử chi ca thi, hà cố nhược thị?”
Viết: “Ngô tư phù sử ngã chí thử cực giả nhi phất đắc dã. Phụ mẫu khởi dục ngô bần tai! Thiên vô tư phú, địa vô tư tái. Thiên địa khởi tư bần ngã tai! Cầu kỳ vi chi giả nhi bất đắc dã. Nhiên nhi chí thử cực giả, mạng dã phù!”
⸈⸈⸈
DỊCH NGHĨA
K. Tử Dư cùng Tử Tang là bạn với nhau. Một khi mưa dầm suốt cả mười ngày.
Tử Dư nói: Tử Tang có lẽ đau. Bèn gói cơm sang cho bạn. Khi đến cửa Tử Tang, thì lại nghe như vừa ca vừa khóc, vừa khảy đàn mà rằng: “Cha ôi, mẹ ôi! Trời chăng, Đất chăng?”. Dường như nói không ra tiếng, hát phải nghẹn lời.
Tử Dư bước vào nói: “Thơ của anh hát, cớ sao lại thế?”
Tử Tang nói: “Tôi nghĩ không ra vì cớ gì đã làm cho tôi ra nông nỗi nầy! Cha mẹ há lại muốn cho tôi nghèo như thế nầy ư? Trời không riêng che cho ai! Đất không riêng chở cho ai! Trời Đất há lại muốn riêng làm cho tôi nghèo ư? Tìm xem mãi mà không nghĩ ra cái gì đã làm cho tôi ra nông nỗi nầy! Vậy mà lại đến nỗi này, là do Mạng ư?”[61]
⸈⸈⸈
TỔNG BÌNH
Phàm sự vật trong đời, hễ có sống ắt có chết. Chỉ có cái gì không có sinh ra là sẽ không chết đi mà thôi. Nói đến “bất tử” (không chết) là muốn nói đến cái Nguồn gốc Sống “không có sống có chết” 不 生 不 死, tức là cái mà Lão Tử bảo “tử nhi bất vong” (chết mà không mất). Đó là cái mà ta thọ lãnh của Đạo, tức là cái Chân thể, mà Trang tử gọi là “thiên” hay là “thiên tánh” 天 性 . Ở chương 7, sách Lão Tử có nói: “Thiên trường địa cửu. Thiên địa sở dĩ năng trường thả cửu giả, dĩ kỳ bất tự sinh, cố năng trường sinh.”天長地久。天地所以能長且久者以其不自生故能長 生。 (Trời dài đất lâu. Trời Đất sở dĩ dài lâu, là vì không sống cho mình,
nên mới đặng trường sinh). Không sống cho mình mà được trường sinh, tức là nói đến cái Gốc Sống của cái không sống không chết. Thiên Đại Tông Sư nầy bàn về cái đạo “sống mà không chết”(不 死 之 道)đó.
Thiên nầy có hai ý chánh:

Ý thứ nhất, được miêu tả ở đoạn văn sau đây: “Đạo thì có tình, có tín, vô

vi, vô hình; có thể trao cho mà không thể thụ lãnh; có thể hiểu được mà không thể thấy được. Đạo thì tự bản, tự căn. Hồi chưa có Trời Đất, Đạo đã có rồi. Đạo sinh ra Quỷ, sinh ra Đế, sinh ra Trời, sinh ra Đất. Ở trước Thái cực mà chẳng gọi là cao; ở dưới lục cực mà không gọi là sâu; sinh trước Trời Đất mà chẳng gọi là lâu; dài hơn thượng cổ mà chẳng gọi là già.” Ở một đoạn khác: “Không còn thấy có xưa có nay, mới đi vào cõi không sống không chết. Giết được cái lòng ham sống cho mình, thì không chết. Sống cái sống cho mình mới là không sống. . .”(無古今而後能入於不死 不生,殺生者不死生,生者不生。)
Xem hai đoạn văn trên đây, ta thấy phần trên thì gọi là Đạo, phần dưới lại gọi là vật, tức là chỉ về nguồn sống của vũ trụ vạn vật vậy. Cái Đó không có sống, không có chết, hay nói một cách khác, cái Đó không có chỗ khởi điểm, không có chỗ cùng tận(無 始 無 終). Tạo hóa dùng cái Sống ấy mà tạo ra vạn vật khác nhau, khác nào người thợ đúc dùng loài kim mà đúc ra đồ vật đủ mọi hình thức khác nhau. Hoặc phá hình nầy đúc ra hình khác. Đứng theo phương diện hình thức đồ rèn, thì có sinh, có tử có thành, có hủy. Cho nên Trang Tử mới nói: “Đã là vật, thì không lúc nào là không có đưa, không lúc nào là không có đón, không lúc nào là không có hủy, không lúc nào là không có thành”. Nghĩa là đã có hình thức (nên gọi là vật) thì tất phải có chung, có thủy, có chết, có sống, có thành, có hủy. Nhưng, nếu đứng về phương diện bản thể mà xem, thì loại kim, trước sau vẫn một, không có thành có hủy, có thêm có bớt. Làm thành đồ vật cũng vẫn là loài kim, mà bị phá hủy cũng vẫn là loài kim. Vật có khác nhau về hình thức, nhưng về “bản thể” vẫn trước sau là một.
Ý thứ hai, được giải rõ ở đoạn Tử Lai lâm bệnh, sau đây:“Con mà đối với cha mẹ thì sai bảo đi đâu cũng phải nghe theo, dù là Đông, Tây, Nam, Bắc. Âm dương cũng như cha mẹ, chẳng phải như thế ư? (...) Nay có người thợ đúc kim khí, kim khí lại nhảy dựng lên mà đòi: “Ta muốn là thanh gươm Mạc Da”, thì người thợ đúc, tất cho đó là thứ kim khí bất tường! Nay lại có kẻ sắp được đem đúc ra hình người, lại cũng đòi: “Người mà thôi! Người mà thôi”, thì Tạo hóa tất cũng cho người đó là người quái gở! Nay Trời Đất là cái lò lớn, Tạo hóa là người thợ đúc. Vậy thì sao mà chẳng được?”
Làm người hay làm vật, chỉ là hình thức khác nhau, chứ đều cùng chung một nguồn sống mà ra cả. Vậy sao lại có việc trọng người mà khinh vật? Lại sao có việc vui buồn trong đó? Trang Tử mượn người thợ đúc để ví Tạo hóa. Người thợ đúc dùng ròng một loại kim để đúc ra đồ vật khác nhau, vậy bất tất phải bày thêm quý tiện để phân chia cao thấp vinh nhục. Nguồn sống đã là một thì bất tất người là quý mà vật là tiện! Nên nhớ rằng chỗ mà Trang Tử gọi là tạo vật, không phải là ông ám chỉ một đấng Thượng đế, chủ tể trời đất có nhơn cách, mà để chỉ Tự Nhiên.
Sự biến đổi hình thức bên ngoài là việc mà không vật nào có thể tránh được. Sở dĩ nay ta quý cái hình người và cho nó là hơn tất cả mọi hình thể khác là vì ta đang là người. Giá thử ta là chim, thì chắc chắn không có hình thể nào quý đối với ta bằng hình thể chim. Nếu hiện thời, ta là cá, ắt không có hình thể nào quý đối với ta bằng hình thể cá. Cho nên, ở vào cảnh nào nên vui với cảnh ấy, không nên bận lòng đến sự biến hóa bất thường sẽ đến mà làm gì:“Giá như hóa cánh tay trái tôi thành con gà, thì tôi nhân đó mà gáy canh. Giá như hóa cánh tay mặt tôi thành hòn đạn, thì tôi nhân đó mà kiếm chim quay. . .” (...) An thời, xử thuận, thì buồn vui làm sao vào được cõi lòng.”
Mỗi một cuộc biến hóa, là một lần gặp được cái mới. Mỗi lần gặp được cái mới, là mỗi lần vui. Mà cuộc vạn hóa là vô tận, thì cái vui cũng sẽ nhân đó, mà vô cùng. Đó là yếu chỉ của Tiêu Diêu Du, mà cũng là yếu nghĩa của Tề Vật Luận.
Lão Tử nói: “Ta riêng khác người là vì ta quý thực mẫu”(我 獨 異 於 人 而 貴 食 母) (chương 20).”Thực mẫu” đây, tức là “cái sống không sống không chết”(不 死 不 生)nguồn gốc của vạn vật. Ta phải biết tôn trọng nó như bậc “tông sư” của mình vậy, nên gọi thiên nầy là Đại Tông Sư. Còn những cuộc biến đổi bất thường như khi sống khi chết, chẳng khác nào lúc thức lúc ngủ, hai trạng thái không thể biết được lúc nào là mộng lúc nào là thực, vì cả hai đều là một! “Vả lại, ai cũng tưởng cái hình thức nầy là của ta, đâu biết rằng cái mà mình cho rằng là của ta quả thật có là của ta chăng, hay không phải là của ta! Như ngươi nằm mộng thấy mình là chim mà bay lên trời, rồi lại thấy mình là cá mà lặn dưới vực sâu. Chẳng rõ lời ta nói hôm nay là nói trong khi thức, hay là lời ta nói trong lúc mộng?”. Sống là thức, chết là mộng, hay sống là mộng, mà chết là thức? Đó, cũng là tùy vị trí mình đang ở.
Tóm lại, Đại Tông Sư là thiên bàn về cái “chân tri”(真 知)của bậc “chân nhơn”(真 人).”Chân tri” là “biết được cái chỗ làm của Trời,
[62]
biết được cái chỗ làm của người”

nào là Nhân vi. Còn chân nhơn là người đã “triêu triệt”và “kiến độc”. Và chỉ có bậc “chân nhơn mới có được chân tri”[63] mà thôi.

Vậy thế nào là chân nhơnChân nhơn là người đã đắc Đạo. Bởi đã đắc Đạo vì đã “kiến độc”[64] nên “không ưa sống, không ghét chết; lúc ra không hăm hở, lúc vào không do dự; thản nhiên mà đến, thản nhiên mà đi; tuy không quên lúc bắt đầu, nhưng không cầu lúc sau chót. Nhận lãnh thì vui với đó, mà quên đi khi phải trở về. . .”
Chết, chẳng qua như một “cảnh đổi nhà” một “cuộc thay hình đổi tướng, có gì mà phải bận lòng”...Trước đây đã có ví sống chết như lửa với củi. Củi hết thì lửa truyền đi nơi khác...Người ta như một lữ khách đi trên một con đường vô tận, ghé vào quán trọ nghỉ chân, chả lẽ mỗi lúc ra đi lại bận lòng quyến luyến. Bậc chân nhơn“thản nhiên mà đến, thản nhiên mà đi” không như tình cảm thường của thế nhơn là thiết tha quyến luyến với cái hiện hữu mà chống lại với cái biến đổi lạnh lùng của Tạo hóa. Cho nên mới nói rằng “không lấy cái tình người mà chống lại với lẽ Đạo nơi mình, không lấy cái Người nơi mình mà làm trở ngại lẽ Trời nơi mình”. Và nhờ thế, mà lòng họ luôn luôn điềm đạm, vẻ mặt luôn luôn bình thản, đối với việc đời tuy lòng họ “lạnh như mùa thu, mà cũng ấm như mùa xuân”.
Bề ngoài của họ thì có vẻ “hòa nhã với mọi người, mà kỳ thực, lòng họ cách xa với thế nhân”. Nghĩa là họ“hòa” 和 mà “không đồng” 不 同. Thái độ ấy đã được Trang Tử miêu tả rõ ràng trong câu chuyện Mạnh Tôn Tài. . .”Mạnh Tôn Tài, mẹ chết, kêu khóc mà không có nước mắt..., để tang mà tỏ ra không bi thảm (...) Vậy mà được tiếng là người khéo để tang nhất ở nước Lỗ (...)”
Bởi người cư tang “kêu khóc nên ông cũng kêu khóc, nhưng trong lòng không kêu khóc”, người người cư tang thì ông cũng cư tang mà lòng chẳng bi ai...Như vậy là vừa không đụng chạm với đời mà cũng vừa được thành thực với lòng mình.”Hình phạt, theo họ là cần, nhưng họ áp dụng hình phạt một cách khoan hậu. Lễ, theo họ, là phụ thuộc, chỉ dùng để đừng đụng chạm với đời. Họ thuận
theo thời” (...).”Và như vậy, Trời và Người (nơi họ) không nghịch nhau”, nghĩa là họ đã giải quyết được sự xung đột giữa cá nhân và xã hội, giữa tự nhiên và xã ước, giữa tự do và nô lệ. Đó là cách xử thế “triêu tam mộ tứ”mà trước đây Trang Tử gọi là “lưỡng hành” ở thiên Tề Vật Luận.
⸈⸈⸈
, nghĩa là biết rõ thế nào là Tự Nhiên, thế
Lại còn một điểm nữa mà ta cần lưu ý:
Bậc chân nhơn là kẻ “làm lợi và ban bố ân trạch đến muôn đời mà không phải vì yêu người”.
Ở thiên Thiên Đạo 天 道 cũng có nói: “Trạch cập vạn thế nhi bất vi nhân”(澤及萬世而不為仁)(Ân huệ nhuần thấm đến muôn đời mà không phải vì lòng thương người). Thiên Thiên Vận 天 運 cũng nói “Chí nhân vô thân”(至 人 無 親). Bậc chí nhân không thân ai cả.
Là tại sao? Là vì họ là Đạo, họ là cái Sống Một, họ là người đã “kiến độc”. Cho nên mới có nói “kẻ nào còn có người thân, chưa phải là bậc nhân”Nhân đây là chí nhân vậy. Phàm hễ có thân, tức có , mà bậc chí nhânkhông yêu riêng ai, cũng không ghét riêng ai. Chỉ có người đã mất Đạo nơi lòng rồi, mới còn bàn đến nhân, đến nghĩa: “Đại Đạo phế, hữu nhân, nghĩa”(大 道 廢 有 仁 義). Bậc chí nhân, như mặt trời mặt trăng soi sáng thiên hạ, không riêng gì cho kẻ lành hay người dữ: họ chiếu sáng vì không thể không chiếu sáng, họ làm một cách vô tâm, vì họ không thể không làm vậy cho được.
(Trang tử Nam Hoa Kinh - Thu Giang Nguyễn Duy Cần dịch và bình chú)

Bạn có thể thích những bài đăng này