Thái Thượng Cảm Ứng Thiên

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên


Cảm Ứng Thiên là một kinh sách khuyến thiện rất cổ xưa trong vô số các kinh sách khuyến thiện của Trung Quốc. Nguyên tựa kinh này là Thái Thượng Cảm Ứng Thiên. Tựa kinh tiết lộ tác giả là Đức Thái Thượng Lão Quân tức Thái Thượng Đạo Tổ. Tuy nhiên cho đến nay, chưa ai biết về tác giả của Cảm Ứng Thiên.
Quyển Thái Thượng Cảm Ứng Thiên Linh Dị Ký (Ghi chép về những linh nghiệm kỳ lạ do trì tụng Cảm Ứng Thiên) của ngài Vô Tích Vạn Quân Thúc
Hào ghi rằng:“Tự Tấn dĩ lai, y thử tu thân thành chân giả đa nhân, phú quý giả dĩ bất kế kỳ số hĩ, phổ thiên hạ nhai cù lý hạng, vô bất truyền bố”. Tạm dịch: [Kinh này xuất hiện từ đời Tấn đến nay, người noi theo đó tu thân thành tiên (chân nhân) thì rất nhiều, người trở nên phú quý thì vô số kể; kinh này phổ biến khắp nơi]. Câu văn ngắn gọn này cho biết:
1.Kinh xuất hiện từ đời Tấn (265-420);
page6image55819648
2.Kinh này rất linh nghiệm giúp người trì tụng trở nên phú quý hoặc tu luyện thành chân nhân;
3.Và vì sự linh nghiệm ấy kinh được phổ biến khắp nơi.
Cảm Ứng Thiên hấp thụ tư tưởng và luân lý Nho gia. Các điều thiện trong kinh liệt kê thành 26 loại, các điều ác 170 loại. Cảm Ứng Thiên rất có ảnh hưởng đến hậu thế và được đưa vào Đạo Tạng 
Bố cục Cảm Ứng Thiên (Cảm Ứng Thiên) như sau: Mở đầu là phần khai kinh do Đức Thái Cực Chân Nhân giảng. Sau đó là phần kinh tụng chia làm 10 điều:
Điều 1 Minh Nghĩa. Thuyết minh tổng quát về họa phúc, thiện ác và nhân quả báo ứng. Đây là tông chỉ của Cảm Ứng Thiên, bao gồm 16 chữ « Họa phúc vô môn duy nhân tự triệu, thiện ác chi báo như ảnh tùy hình». Chín điều còn lại là khai triển điều một.
Điều 2 - Giám Sát. Thuyết minh sự giám sát nghiêm ngặt của thần minh đối với từng hành vi, ngôn ngữ, và tâm ý mỗi người. Từ đó nhấn mạnh rằng con người cần tránh xa tội lỗi.
page7image55635392
Điều 3 Tích Thiện. Thuyết minh rằng con người cần tích lũy điều thiện. Điều thiện cần xem xét và thi hành bao quát 3 mặt thân, khẩu, ý.
Điều 4 Thiện Báo. Thuyết minh sự báo ứng tốt đẹp xuất phát từ sự tích thiện.
Điều 5 và 6 Chư Ác. Liệt kê những điều ác mà con người thường gây ra. Đây là cái nhân xấu, dẫn đến cái quả xấu (ác báo) được giải thích ở điều 7.
Điều 7 - Ác Báo. Giải thích những quả báo xấu do những điều ác mà con người gây ra [nói ở điều 5 và 6].
Điều 8 Chỉ Vi. Chỉ ra cho thấy sự tế vi, nhấn mạnh sự linh ứng cấp thời: Ngay khi con người khởi tâm (thiện hoặc ác) thì cát thần hoặc hung thần đã chực sẵn để ra tay.
Điều 9 Hối Quá. Nhấn mạnh sự ăn năn sám hối tội lỗi đã qua và phòng ngừa cho khỏi làm ác về sau. Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành (không làm mọi điều ác, phải phụng hành mọi điều thiện). Được vậy thì lâu ngày sẽ trở nên tốt đẹp (cát khánh), đó là phép chuyển đổi họa thành phúc.
Điều 10 Luật Định. Những luật định ra về việc hành thiện và hành ác. Đức Thái Thượng dạy
page8image55669696
rằng nếu chúng ta đã biết luật định như vậy thì phải cố gắng làm lành lánh dữ.

Bạn có thể thích những bài đăng này